Nghề thông cống ở Pakistan bị kỳ thị nặng nề

  • Cập nhật: Thứ tư, 6/4/2022 | 8:36:14 Sáng

Những người làm nghề thông cống ở Pakistan đang hàng ngày ngâm mình dưới cống, dùng tay không làm vệ sinh hệ thống nước thải, nhưng họ đang bị xã hội kỳ thị nặng nề.

Những người công nhân vệ sinh đang hàng ngày phải đối mặt với môi trường làm việc độc hại. Câu chuyện tại Pakistan là một ví dụ. Gần như không có gì bảo vệ, trong không khí ô nhiễm. Thêm vào đó, công việc này còn bị kỳ thị nặng nề vì bị coi là làm con người ô uế.

Hàng ngày, anh Shafiq Masih - công nhân vệ sinh, TP Lahore, Pakistan gần như không có gì nhiều để che thân, đầm mình trong cống, bất chấp khí độc từ các loại chất thải, làm sạch bằng tay không đường thoát nước thải ở thành phố Lahore, thành phố lớn thứ hai Pakistan. Anh nói: "Khi xuống cống là hy sinh hết lòng tự trọng. Khi tôi ở dưới đó, nước xà phòng đổ xuống khi ai đó giặt hoặc đi vệ sinh, họ giật nước, thế là tất cả những thứ bẩn đó đổ xuống chúng tôi"".

tm-img-alt
Anh Shafiq Masih - công nhân vệ sinh, TP Lahore, Pakistan (Ảnh cắt từ video. Nguồn: vtv.vn)

Những người làm công việc này ở Pakistan bị xã hội kỳ thị nặng nề. Ông Muhammad Arif - Thanh tra vệ sinh, TP Lahore, Pakistan cho biết: "Khoảng 30% người dân tôn trọng chúng tôi, 70% còn lại có thái độ không tốt, gọi chúng tôi bằng đủ thứ tên xấu xa. Dù chúng tôi chỉ là đang làm việc, một số người vẫn chửi rủa chúng tôi, những người này không hiểu là chúng tôi đang làm việc vì họ, dọn dẹp rác cho họ".

tm-img-alt
Anh Shafiq Masih để người trần, đầm mình trong cống, bất chấp khí độc từ các loại chất thải, làm sạch bằng tay không đường thoát nước thải ở thành phố Lahore. (Ảnh cắt từ video. Nguồn: vtv.vn)

Hồi năm 2017, thậm chí một công nhân dọn cống còn bị bác sỹ từ chối điều trị ngạt khí độc, bác sỹ đưa ra lý do là phải giữ mình trong sạch, không thể động vào cơ thể nhiễm bẩn của người công nhân.

 

Làm công việc này đã 22 năm, anh Shafiq chỉ nhận được 44.000 rupee/tháng (gần 5,5 triệu VNĐ), gần gấp đôi lương người quét đường hay thu gom gác. Đổi lại số lương ít ỏi, công nhân thông cống chịu những rủi ro lớn như nhiễm bệnh lao, viêm gan hay các bệnh về da, mắt. Tai nạn cũng xảy ra thường xuyên, đặc biệt là nhiễm khí độc. Tháng 10 năm ngoái, hai công nhân đã thiệt mạng khi cứu một công nhân khác bị nhiễm khí độc dưới cống. Còn năm 2019 cũng có ít nhất 10 người thiệt mạng vì công việc này.

tm-img-alt
Anh Shafiq Masih được kéo lên khỏi miệng cống sau khi hoàn thành công việc. (Ảnh cắt từ video. Nguồn: vtv.vn)

Các nhà hoạt động vì quyền lợi của những công nhân vệ sinh cho rằng, cuộc sống của các công nhân này là một vòng luẩn quẩn từ đời này sang đời khác. Nghèo đói ở đời cha mẹ khiến họ không thể cho con cái học hành tử tế, để rồi những người con lại phải tiếp tục công việc của cha họ./.


Nguồn vtv.vn

  •  
Các tin khác

Theo các chuyên gia, ngoài việc hạ tầng chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế thì việc các dự án phát triển hạ tầng giao thông, thậm chí là dự án thoát nước chậm triển khai cũng là nguyên nhân khiến công tác tiêu thoát nước, phòng chống ngập úng gặp nhiều khó khăn.

Thành phố Hà Nội quyết tâm khơi thông dòng chảy sông Tô Lịch. Một việc khó và cần nhiều nguồn lực lớn.

Sở Xây Dựng TP.HCM vừa công bố báo cáo kết quả thực hiện chương trình chống ngập và xử lý nước thải giai đoạn 2021-2025, cùng kế hoạch thực hiện năm 2024-2025 gửi UBND TP.HCM.

Samsung Electronics, tập đoàn công nghệ hàng đầu của Hàn Quốc, đã công bố kế hoạch xử lý và tái sử dụng nước thải trong quá trình sản xuất chip bán dẫn.