Bà Rịa - Vũng Tàu đầu tư dự án Nhà máy xử lý và tái chế chất thải Dung Ngọc

  • Cập nhật: Thứ năm, 7/4/2022 | 11:23:06 Sáng

Tổng vốn đầu tư dự án là hơn 195 tỷ đồng và thời hạn hoạt động dự án là 50 năm.

tm-img-alt
Ảnh minh họa

UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vừa có quyết định chấp thuận cho Công ty TNHH Dung Ngọc đầu tư dự án Nhà máy xử lý và tái chế chất thải Dung Ngọc tại lô số B9, khu xử lý chất thải tập trung Tóc Tiên, thị xã Phú Mỹ.

Mục tiêu dự án đầu tư nhà máy xử lý và tái chế chất thải nguy hại. Công suất và phạm vi thu gom, xử lý và tái chế chất thải của Nhà máy, gồm: ắc quy thải 24 tấn/ngày; chì thô 150 tấn/ngày; bùn chứa chì, bụi chì 150 - 200 tấn/ngày, bóng đèn huỳnh quang 1,6 tấn/ngày; phế liệu nhôm, xỉ nhôm 150 - 200 tấn/ngày.

Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu Công ty TNHH Dung Ngọc (Nhà đầu tư) có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các yêu cầu của UBND tỉnh tại văn bản số 759/UBND-VP ngày 22/01/2021; Sở Khoa học và Công nghệ tại Văn bản số 1269/SKHCN-QLCN ngày 13/12/2021; Sở Công thương tại Văn bản số 1743/SCT-QLCN ngày 21/7/2021; Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt trong nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường tại Quyết định số 2194/QĐ-BTNMT ngày 31/08/2015; các Giấy phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp; Quyết định số 25/2017/QĐ-UBND ngày 22/9/2017 của UBND tỉnh ban hành Quy chế quản lý các khu xử lý chất thải tập trung trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và các quy định điều chỉnh (nếu có); thủ tục đất đai thực hiện theo các quy định pháp luật về đất đai và hướng dẫn của Sở Tài nguyên và Môi trường. Công suất và phạm vi thu gom, xử lý chất thải của Nhà máy xử lý và tái chế chất thải Dung Ngọc của Công ty TNHH Dung Ngọc thực hiện theo quy định của tỉnh, hướng dẫn của Sở Tài nguyên và Môi trường và không thay đổi so với Giấy phép đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp.

Ủy ban nhân dân tỉnh cũng yêu cầu Nhà đầu tư liên hệ với các cơ quan chức năng có liên quan để được hướng dẫn thực hiện các thủ tục liên quan đến ký quỹ đầu tư, xây dựng, môi trường, đất đai, việc sử dụng hóa chất thuộc dự án, nghĩa vụ thuế doanh nghiệp, thuế đất (nếu có), khoa học công nghệ theo quy định; có trách nhiệm hoàn thiện công nghệ sản xuất áp dụng dự án và thực hiện các thủ tục liên quan công nghệ theo quy định. Trường hợp Nhà đầu tư không thực hiện thủ tục ký quỹ đầu tư dự án theo quy định, dự án sẽ bị xem xét xử lý theo quy định khoản 2đ Điều 48 Luật Đầu tư 2020 và các quy định pháp luật về đầu tư có liên quan.

 

Bố trí đủ vốn để thực hiện dự án theo cam kết; chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính trung thực, chính xác các thông tin, số liệu, nội dung hồ sơ điều chỉnh dự án đầu tư này; chỉ được triển khai hoạt động sau khi có văn bản chấp thuận kiểm tra công tác nghiệm thu đưa vào sử dụng theo quy định và đã thực hiện đầy đủ theo các nội dung bảo vệ môi trường đã được các cơ quan có thẩm quyền thẩm định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án. Trong quá trình hoạt động, Nhà đầu tư chấp hành quy định pháp luật về đầu tư, doanh nghiệp, đất đai, bảo vệ môi trường, hóa chất, Nghị định số 113/2017/NĐ-CP ngày 09/10/2017 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất và các quy định pháp luật khác có liên quan; đảm bảo các hạng mục công trình theo giấy phép xây dựng và quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư này; các quy định liên quan về phòng chống cháy nổ, an toàn lao động; quy định pháp luật khác có liên quan đến lĩnh vực hoạt động đầu tư kinh doanh đã đăng ký. Trường hợp vi phạm các hoạt động đầu tư tại Việt Nam, sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Nghị định số 122/2021/NĐ-CP ngày 28/12/2021 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư (nếu có).

Dự án sẽ bị chấm dứt hoạt động theo quy định nếu Nhà đầu tư không thực hiện đúng theo cam kết và các quy định của pháp luật có liên quan.

Nguyễn Vinh (T/h)


Nguồn Môi trường và Đô thị Việt Nam

  •  
Các tin khác

Hiện nay, tại Việt Nam có nhiều phương pháp để xử lý nước thải, một trong các phương pháp cho thấy hiệu quả đó là sử dụng tháp Air Stripping. Đây là một công nghệ thích hợp để xử lý nước thải có nồng độ Amoni cao và có các thành phần độc hại khác trong nước thải rỉ rác, chế biến thủy sản, chăn nuôi, sản xuất cao su, sản xuất bột cá…

Theo các chuyên gia, ngoài việc hạ tầng chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế thì việc các dự án phát triển hạ tầng giao thông, thậm chí là dự án thoát nước chậm triển khai cũng là nguyên nhân khiến công tác tiêu thoát nước, phòng chống ngập úng gặp nhiều khó khăn.

Thành phố Hà Nội quyết tâm khơi thông dòng chảy sông Tô Lịch. Một việc khó và cần nhiều nguồn lực lớn.

Sở Xây Dựng TP.HCM vừa công bố báo cáo kết quả thực hiện chương trình chống ngập và xử lý nước thải giai đoạn 2021-2025, cùng kế hoạch thực hiện năm 2024-2025 gửi UBND TP.HCM.