TP.Hồ Chí Minh xử phạt một doanh nghiệp dệt do xả nước thải vượt quy chuẩn

  • Cập nhật: Thứ tư, 7/9/2022 | 10:58:52 Sáng

Công ty Cổ phần Dệt lưới Sài Gòn (Mã SFN - HNX) vừa thông báo nhận được quyết định xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch UBND Quận 4, TP. HCM.

tm-img-alt
Công ty Cổ phần Dệt lưới Sài Gòn bị xử phạt hành chính 315 triệu đồng. Ảnh minh họa

Cụ thể, các chỉ số đo được trong nước xả thải của công ty cao gấp nhiều lần so với những chỉ số trong quy định quốc gia về nước thải công nghiệp. Cụ thể, các chỉ tiêu Amoni vượt 7,79 lần, Coliform vượt 3,15 lần, BOD5 vượt 2,44 lần và COD vượt 1,72 lần so với quy chuẩn.

Ngoài ra, các thông số về tổng chất rắn lơ lửng và tổng nitơ trong nước thải mà Dệt lưới Sài Gòn thải ra môi trường cũng cao gấp hơn 2 lần so với mức cho phép.

Với những sai phạm trên cùng với việc SFN là tổ chức nên công ty sẽ phải chịu mức phạt gấp đôi mức phạt tiền với cùng hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Tương đương với việc công ty sẽ bị xử phạt hành chính 315 triệu đồng.

Đồng thời, Ủy ban nhân dân Quận 4 cũng yêu cầu doanh nghiệp phải có các biện pháp khắc phục hậu quả theo đúng quy định của pháp luật.

 

Theo đó, Dệt lưới Sài Gòn sẽ phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường và báo lại kết quả trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt. Song song với đó, công ty sẽ phải rà soát, cải tạo công trình xử lý nước thải đáp ứng được yêu cầu bảo vệ môi trường theo đúng quy định trong cùng khoảng thời gian trên.

Song song với đó công ty cũng sẽ phải chịu chi phí trưng cầu giám định, kiểm định, đo đạc, phân tích mẫu môi trường cho đơn vị lấy mẫu được nêu trong quyết định trong thời gian 10 ngày kể từ ngày nhận quyết định.


Nguyễn Vinh (T/h)



Nguồn Môi trường và Đô thị Việt Nam

  •  
Các tin khác

Hiện nay, tại Việt Nam có nhiều phương pháp để xử lý nước thải, một trong các phương pháp cho thấy hiệu quả đó là sử dụng tháp Air Stripping. Đây là một công nghệ thích hợp để xử lý nước thải có nồng độ Amoni cao và có các thành phần độc hại khác trong nước thải rỉ rác, chế biến thủy sản, chăn nuôi, sản xuất cao su, sản xuất bột cá…

Theo các chuyên gia, ngoài việc hạ tầng chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế thì việc các dự án phát triển hạ tầng giao thông, thậm chí là dự án thoát nước chậm triển khai cũng là nguyên nhân khiến công tác tiêu thoát nước, phòng chống ngập úng gặp nhiều khó khăn.

Thành phố Hà Nội quyết tâm khơi thông dòng chảy sông Tô Lịch. Một việc khó và cần nhiều nguồn lực lớn.

Sở Xây Dựng TP.HCM vừa công bố báo cáo kết quả thực hiện chương trình chống ngập và xử lý nước thải giai đoạn 2021-2025, cùng kế hoạch thực hiện năm 2024-2025 gửi UBND TP.HCM.