Điện lực Đà Nẵng ưu tiên cấp điện cho các trạm bơm chống ngập

  • Cập nhật: Thứ sáu, 16/10/2020 | 11:12:20 Sáng

PC Đà Nẵng lập phương thức cấp điện ưu tiên, đảm bảo vận hành từ nhiều xuất tuyến các trạm bơm chống ngập là phụ tải quan trọng của thành phố.

Theo Đài khí tượng thủy văn Trung Trung Bộ cho biết, do ảnh hưởng của không khí lạnh kết hợp với rìa bắc của dải hội tụ nhiệt đới nối với áp thấp nhiệt đới đang hoạt động trên biển Đông, hoạt động của đới gió Đông trên cao nên tại thành phố Đà Nẵng từ ngày 17-20/10 có một đợt mưa lớn trên diện rộng.

Trên địa bàn thành phố Đà Nẵng có 4 trạm bơm chống ngập nước đặt tại khu vực quận Hải Châu và quận Sơn Trà.

Các trạm bơm chống ngập do Công ty Thoát nước và Xử lý nước thải Đà Nẵng quản lý là các phụ tải quan trọng được Công ty Điện lực (PC) Đà Nẵng lập phương thức cấp điện ưu tiên, đảm bảo vận hành từ nhiều xuất tuyến.

Điện lực đà nẵng
Điện lực Đà Nẵng ưu tiên cấp điện cho các trạm bơm chống ngập trong lúc thành phố có một đợt mưa lớn trên diện rộng từ ngày 17-20/10.

Theo đó, trạm bơm chống ngập Thuận Phước nhận điện từ trạm biến áp (TBA) Ngăn Triều Thuận Phước (2500kVA) – 482/Liên Trì; trạm bơm chống ngập Đông Nam Đài Tưởng niệm nhận điện từ TBA Xử lý nước thải Đông Nam Đài Tưởng niệm (2500kVA) – 477/Liên Trì; trạm bơm chống ngập Trương Chí Cương – Nguyễn Xuân Nhĩ nhận điện từ TBA trạm bơm chống ngập úng Trương Chí Cương (320kVA) – 475/NHS220 và trạm bơm chống ngập K20 nhận điện từ TBA Tuyên Sơn 5 (250 kVA) – 471/NHS220.
Các trạm bơm kể trên được đặt tại những khu vực xung yếu dễ ngập lụt nhằm vận hành hút nước, tránh bị ngập lâu dài gây ảnh hưởng đến khả năng đi lại của người dân, tránh giao thông bị chia cắt gây ảnh hưởng đến sản xuất, sinh hoạt của nhân dân và gây mất an toàn xã hội. Do vậy, các trạm bơm là những phụ tải quan trọng được PC Đà Nẵng cấp điện ưu tiên.
Theo đó, trực ban Điều độ lưới điện phân phối thành phố Đà Nẵng phải tuân thủ tuyệt đối các quy trình vận hành, quy trình xử lý sự cố hệ thống điện Đà Nẵng, quy trình vận hành các thiết bị và hệ thống tự động hóa có liên quan, nhanh chóng thao tác chuyển nguồn cấp điện trong các trường hợp sự cố cho các trạm bơm chống ngập trên địa bàn. Các trạm bơm đều được cấp điện từ 2 nguồn điện lưới nhằm chuyển tải qua lại, đảm bảo an toàn, liên tục.
Cụ thể, phương thức cấp điện khi có điện lưới quốc gia: PC Đà Nẵng sẽ không bố trí cắt điện công tác kế hoạch đồng thời phối hợp với Trung tâm Điều độ Hệ thống Điện miền Trung, Công ty Truyền tải điện 2 nhằm đảm bảo cung cấp điện liên tục, an toàn cho các trạm bơm.
Trong trường hợp bất khả kháng như mất điện lưới quốc gia, sự cố trạm biến áp, đường dây, PC Đà Nẵng sẽ nhanh chóng chuyển phụ tải các trạm bơm sang nhận điện từ đường dây khác và nhanh chóng xử lý sự cố nhằm khôi phục cấp điện trở lại bình thường.
Bên cạnh đó, PC Đà Nẵng đã chỉ đạo Điện lực Hải Châu, Điện lực Sơn Trà phối hợp chặt chẽ với Công ty Thoát nước và Xử lý nước thải Đà Nẵng để đảm bảo cấp điện an toàn, liên tục cho các các trạm bơm chống ngập như bố trí nhân viên trực, phối hợp thao tác xử lý sự cố; đặc biệt lưu ý trong các thời điểm mưa lớn, có khả năng gây ngập úng cục bộ các khu vực có bố trí trạm bơm.
Đồng thời, để tăng cường khả năng chủ động ứng phó khi mưa lũ, PC Đà Nẵng cũng đề nghị các đơn vị vận hành trạm bơm kiểm tra khả năng vận hành của trạm và có phương án bố trí máy phát điện dự phòng trong những tình huống khẩn cấp.

Theo Pháp luật Plus

  •  
Các tin khác

Hiện nay, tại Việt Nam có nhiều phương pháp để xử lý nước thải, một trong các phương pháp cho thấy hiệu quả đó là sử dụng tháp Air Stripping. Đây là một công nghệ thích hợp để xử lý nước thải có nồng độ Amoni cao và có các thành phần độc hại khác trong nước thải rỉ rác, chế biến thủy sản, chăn nuôi, sản xuất cao su, sản xuất bột cá…

Theo các chuyên gia, ngoài việc hạ tầng chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế thì việc các dự án phát triển hạ tầng giao thông, thậm chí là dự án thoát nước chậm triển khai cũng là nguyên nhân khiến công tác tiêu thoát nước, phòng chống ngập úng gặp nhiều khó khăn.

Thành phố Hà Nội quyết tâm khơi thông dòng chảy sông Tô Lịch. Một việc khó và cần nhiều nguồn lực lớn.

Sở Xây Dựng TP.HCM vừa công bố báo cáo kết quả thực hiện chương trình chống ngập và xử lý nước thải giai đoạn 2021-2025, cùng kế hoạch thực hiện năm 2024-2025 gửi UBND TP.HCM.