Hà Nội: Xử lý khoảng 90 - 100% chất thải phát sinh trong nuôi thủy sản

  • Cập nhật: Thứ ba, 9/3/2021 | 9:20:44 Sáng

Đây là kết quả khảo sát của Sở NN&PTNT Hà Nội vừa được công bố về các biện pháp đang sử dụng xử lý chất thải trong nuôi thủy sản.

Hà Nội: Xử lý khoảng 90 - 100% chất thải phát sinh trong nuôi thủy sản
Ảnh minh họa
Sở NN&PTNT cho biết, diện tích nuôi thủy sản của Hà Nội năm 2020 là hơn 34.329ha, trong đó: Cá hơn 34.319ha, tôm càng xanh 10,5ha. Phương thức nuôi chủ yếu là bán thâm canh và thâm canh. Theo ước tính, khối lượng chất thải phát sinh trong nuôi cá nước ngọt là 75.502 tấn bùn thải; 13.731.900 vỏ bao bì thức ăn; 1.209.384 vỏ bao bì thuốc thú y; lượng nước thải khoảng 335.940.000m3. Đối với tôm nước ngọt, lượng bùn thải 11 tấn, lượng chất thải phát sinh vỏ bao bì thức ăn 1.200 cái; lượng chất thải phát sinh vỏ bao bì thuốc thú y 360 cái; lượng nước thải phát sinh 105.000m3.
Theo Sở NN&PTNT, nguồn thải từ nuôi thủy sản trên địa bàn thành phố rất đa dạng. Một lượng lớn các chất dinh dưỡng trong thức ăn tôm, cá không được hấp thụ vào cơ thể để tạo sinh khối mà thải ra ngoài môi trường xung quanh dưới dạng thức ăn dư thừa tích tụ bị thối rữa, phân và chất thải là nguồn gây ô nhiễm chính cho môi trường. Bùn thải sau vụ nuôi cũng chứa nhiều thành phần gây ô nhiễm và dư lượng hóa chất và kháng sinh. Do ngập trong nước ở điều kiện với thời gian dài nên bùn thải còn chứa nhiều khí độc như: H2S, NH3...

Bên cạnh đó, nước thải từ quá trình chế biến thủy sản chứa nồng độ ô nhiễm cao gấp nhiều lần so với nuôi trồng bởi nguồn nước thải tập trung từ nhiều giai đoạn như: Rửa nguyên liệu, sơ chế nguyên liệu, chế biến sản phẩm, nước vệ sinh nhà xưởng, chất thải con người, nước rửa máy móc thiết bị. Điều đó khiến nồng độ ô nhiễm trong nước thải chế biến thủy sản rất cao.
Khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường trong nuôi thủy sản, các địa phương và người nuôi thủy sản trên địa bàn thành phố đã dụng nhiều biện pháp và đạt được những kết quả tích cực. Trong đó, bùn nuôi cá nước ngọt, tỷ lệ xử lý đạt 90% bằng chế phẩm sinh học, vôi bột, hóa chất khử trùng; vỏ bao bì thức ăn, tỷ lệ xử lý đạt 100% bằng phương pháp thu gom tái chế; vỏ bao bì thuốc thú y thủy sản, tỷ lệ xử lý đạt 100% bằng thu gom tái chế. Đối với tôm nước ngọt, tỷ lệ bùn thải xử lý đạt 90% bằng sử dụng chế phẩm sinh học, vôi bột, hóa chất khử trùng; vỏ bao bì thức ăn, tỷ lệ xử lý đạt 100% bằng thu gom tái chế; vỏ bao bì thuốc thú thủy sản, tỷ lệ xử lý đạt 100% bằng thu gom tái chế.
TQ/Pháp luật & Xã hội

  •  
Các tin khác

Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Tây Ninh đã phối hợp các cơ quan tại các huyện, thị xã tiến hành kiểm tra chất lượng nước thải sau hệ thống xử lý tập trung của các khu công nghiệp.

Tất cả chúng ta hẳn còn nhớ, cách đây hơn 20 năm, khi nói về kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè (chảy qua các quận 1, 3, Tân Bình, Phú Nhuận, Bình Thạnh), Ai cũng biết đó là con kênh ô nhiễm bậc nhất TP.HCM với dòng nước đen đặc. Thế nhưng, với quyết tâm thay đổi, từ năm 2002, Dự án cải tạo vệ sinh môi trường lưu vực Nhiêu Lộc - Thị Nghè đã được thực hiện. Sau gần 10 năm triển khai, tháng 8-2012, công trình này đã khánh thành, đánh dấu sự 'hồi sinh' của dòng kênh suốt bao nhiêu năm 'chết chìm' trong rác. Liệu Hà Nội có thể rút ra bài học gì từ chính câu chuyện này (?!).

Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi giao Sở KH-ĐT TP chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan xúc tiến các thủ tục kêu gọi đầu tư xây dựng Nhà máy xử lý nước thải Bắc Sài Gòn 1 công suất 170.000m³/ngày, Trạm xử lý nước thải Bắc Sài Gòn 2 công suất 130.000m³/ngày, Trạm xử lý nước thải rạch Suối Nhum công suất 65.000m³/ngày nhằm thu gom và xử lý toàn bộ nước thải đô thị khu vực TP Thủ Đức (khu vực II, III).

Hà Nội cũng đặt ra mục tiêu hoàn thành xây dựng hạ tầng và đưa vào hoạt động 15-20 cụm công nghiệp, thành lập và mở rộng 10-15 cụm công nghiệp.