Mực nước biển tăng nhanh nhất trong gần 3.000 năm do nóng lên toàn cầu

  • Cập nhật: Thứ tư, 24/2/2016 | 9:03:58 Sáng

(tapchicapthoatnuoc.vn) – Theo những nghiên cứu mới đây, mực nước biển đang tăng nhanh gấp nhiều lần so với mực nước biển trong 2.800 năm qua do hiện tượng ấm lên toàn cầu do con người tạo ra.

 

Một nhóm các nhà khoa học quốc tế đã kiểm tra 20 địa điểm trên khắp thế giới để vẽ biểu đồ về sự tăng giảm mực nước biển qua nhiều thế kỷ và thiên niên kỷ.

Cho đến những năm 1880 và thời kỳ công nghiệp hóa của thế giới, mực nước biển tăng nhanh nhất vào khoảng 3cm đến 4cm trong một thế kỷ. Trong thời gian đó, mực nước biển toàn cầu không cao hơn hoặc thấp hơn 7,6cm so với mức trung bình 2.000 năm. Tuy nhiên, trong thế kỷ 20, các vùng biển trên thế giới đã tăng 14cm.

Hai nghiên cứu khác được công bố ngày 22/2 trong tạp chí của Viện hàn lâm Khoa học nói rằng cho đến năm 2100, các đại dương trên thế giới sẽ tăng từ 28cm đến 131cm.

Robert Kopp, Phó Giáo sư về khoa học trái đất và hành tinh tại Trường Đại học Rutgers, tác giả chính của nghiên cứu cho biết: "Không có câu hỏi về mực nước biển tăng nhanh nhất vào thế kỷ 20. Đó là do sự gia tăng nhiệt độ trong thế kỷ 20 đã được thúc đẩy bởi việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch".

Theo các tác giả của nghiên cứu, mực nước biển dâng trong thế kỷ 20 chủ yếu là do con người tạo ra. Một nghiên cứu khác chưa được xuất bản của Kopp và những nhà khoa học khác cũng chỉ ra rằng kể từ năm 1950, khoảng hai phần ba trận lũ lụt ven biển của Mỹ tại 27 địa phương liên quan đến sự nóng lên toàn cầu do con người gây ra.

Đồng tác giả Stefan Rahmstorf thuộc Viện nghiên cứu về tác động khí hậu Potsdam (Đức) nói rằng nếu mực nước biển tiếp tục tăng như dự kiến, 45cm sẽ gây ra rất nhiều vấn đề và chi phí, đặc biệt là với mực nước dâng trong bão.

Nếu ô nhiễm khí nhà kính tiếp tục gia tăng với tốc độ hiện tại, mực nước biển dự kiến tăng lên khoảng 57cm đến 131cm. Nếu các quốc gia thực hiện hiệp ước được thỏa thuận vào năm ngoái tại Paris và tiếp tục giới hạn sự ấm lên toàn cầu đến 2 độ C thì sự gia tăng mực nước biển sẽ trong phạm vi từ 28 – 56cm.

Jonathan Overpeck tại Đại học Arizona, Mỹ ca ngợi các nghiên cứu và cho rằng những nghiên cứu chỉ ra nguyên nhân và tác động rõ rệt giữa sự ấm lên toàn cầu và nước biển dâng.


Theo báo tài nguyên môi trường

  •  
Các tin khác

Ngày 9/9, tại Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng (TP.HCM), Báo Tiền Phong đã tổ chức lễ phát động chương trình "Chai nhựa tái sinh, hành trình tiếp nối".

Chiều 8/9, một số quận, huyện trên địa bàn Hà Nội vẫn có mưa to, Chủ tịch LĐLĐ TP Hà Nội Phạm Quang Thanh đã trực tiếp xuống hiện trường để động viên, trao quà cho công nhân thoát nước, vệ sinh môi trường, chiếu sáng, cây xanh... đang làm nhiệm vụ.

Quảng Ninh hiện là một trong số ít những địa phương được cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư, các chuyên gia đánh giá là địa phương đã và đang từng bước hài hòa, hạn chế tối đa được xung đột giữa phát triển KT-XH và vấn đề bảo vệ môi trường.

Việc đề xuất lấy nguồn rác đã chôn lấp trước đây tại bãi rác Nam Sơn lên xử lý bằng công nghệ đốt là điều nhiều chuyên gia cảm thấy ngạc nhiên và đặt câu hỏi về tính thực tế, hiệu quả. Trong khi, có nhiều cách để biến một bãi rác thành công viên.