Việt Nam - Hoa Kỳ công bố xử lý thành công đất nhiễm dioxin
- Cập nhật: Thứ tư, 4/5/2016 | 9:59:50 Sáng
(capthoatnuocvietnam.vn) - Chiều nay, 3-5, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đến dự và chứng kiến buổi lễ công bố kết quả xử lý thành công đất nhiễm dioxin tại sân bay Đà Nẵng giữa Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh - Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam và Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Ted Osius
Đây là dự án xử lý đất nhiễm dioxin tại sân bay Đà Nẵng trong khuôn khổ dự án được quản lý bởi Bộ Quốc phòng Việt Nam và Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID).
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh - Thứ trưởng Bộ Quốc phòng và Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Ted Osius ký kết công bố xử lý thành công dioxin giai đoạn 1 tại sân bay Đà Nẵng. Ảnh: Nguyên Khôi
Tại buổi lễ công bố thành công giai đoạn I dự án, diện tích đất và đất/bùn ô nhiễm dioxin đã xử lý được Chính phủ Việt Nam chính thức tiếp nhận. Tổng công ty Cảng Hàng khôngViệt Nam sẽ sử dụng diện tích đất này để tiến hành xây dựng đường lăn và khu vực bãi đỗ máy bay mới nằm trong kế hoạch mở rộng sân bay Quốc tế Đà Nẵng phục vụ Hội nghị Hợp tác Kinh tế Châu Á Thái Bình Dương (APEC) 2017.
Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và Bộ Quốc phòng Việt Nam cùng thực hiện lấy mẫu xét nghiệm từ khoảng 45.000 mét khối đất đã qua xử lý và kết quả cho thấy việc xử lý đáp ứng tốt mục tiêu làm sạch đã thống nhất.
Phát biểu tại buổi lễ, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết, hợp tác khắc phục hậu quả chiến tranh, đặc biệt là chất độc hoá học là nội dung rất quan trọng trong quan hệ giữa hai nước Việt Nam, Hoa Kỳ. Vì vậy, dù không lớn về quy mô tài chính nhưng dự án có ý nghĩa như một dấu mốc quan trọng, thể hiện nhận thức và hành động của Chính phủ hai nước trong việc hợp tác khắc phục hậu quả chiến tranh, khép lại quá khứ, hướng tới tương lai, vì hoà bình, phát triển, hợp tác giữa hai nước, trong khu vực và trên thế giới.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cũng lưu ý không chỉ sân bay Đà Nẵng mà còn nhiều địa điểm ở Việt Nam bị ô nhiễm dioxin, rất nhiều người bị tàn tật do nhiễm chất độc da cam/dioxin, thậm chí tương lai con cháu họ cũng có thể bị ảnh hưởng. Cùng với đó là hàng triệu tấn bom mìn chưa được rà phá triệt để, đe dọa cuộc sống hàng ngày của người dân. Vì vậy, Phó Thủ tướng đề nghị phía Hoa Kỳ thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa các dự án khắc phục hậu quả chiến tranh, tiếp tục tài trợ cho các dự án xử lý những điểm nóng về ô nhiễm dioxin ở sân bay Biên Hoà (Đồng Nai) và sân bay Phù Cát (Bình Định), góp phần cụ thể hoá mối quan hệ đối tác toàn diện giữa hai nước đang phát triển ngày càng sâu rộng và có nhiều điều kiện để nâng lên, mở rộng.
Được biết, giai đoạn còn lại của dự án xử lý bùn/đất nhiễm dioxin tại sân bay Đà Nẵng sẽ bắt đầu vào cuối năm 2016 và tiến hành xử lý khoảng 45.000 mét khối bùn, đất nhiễm dioxin.
Nguyên Khôi
- See more at: http://www.sggp.org.vn/moitruongdothi/2016/5/419944/#sthash.8qFiD9Bs.dpufĐây là dự án xử lý đất nhiễm dioxin tại sân bay Đà Nẵng trong khuôn khổ dự án được quản lý bởi Bộ Quốc phòng Việt Nam và Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID).
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh - Thứ trưởng Bộ Quốc phòng và Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Ted Osius ký kết công bố xử lý thành công dioxin giai đoạn 1 tại sân bay Đà Nẵng
Tại buổi lễ công bố thành công giai đoạn I dự án, diện tích đất và đất/bùn ô nhiễm dioxin đã xử lý được Chính phủ Việt Nam chính thức tiếp nhận. Tổng công ty Cảng Hàng khôngViệt Nam sẽ sử dụng diện tích đất này để tiến hành xây dựng đường lăn và khu vực bãi đỗ máy bay mới nằm trong kế hoạch mở rộng sân bay Quốc tế Đà Nẵng phục vụ Hội nghị Hợp tác Kinh tế Châu Á Thái Bình Dương (APEC) 2017.
Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và Bộ Quốc phòng Việt Nam cùng thực hiện lấy mẫu xét nghiệm từ khoảng 45.000 mét khối đất đã qua xử lý và kết quả cho thấy việc xử lý đáp ứng tốt mục tiêu làm sạch đã thống nhất.
Phát biểu tại buổi lễ, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết, hợp tác khắc phục hậu quả chiến tranh, đặc biệt là chất độc hoá học là nội dung rất quan trọng trong quan hệ giữa hai nước Việt Nam, Hoa Kỳ. Vì vậy, dù không lớn về quy mô tài chính nhưng dự án có ý nghĩa như một dấu mốc quan trọng, thể hiện nhận thức và hành động của Chính phủ hai nước trong việc hợp tác khắc phục hậu quả chiến tranh, khép lại quá khứ, hướng tới tương lai, vì hoà bình, phát triển, hợp tác giữa hai nước, trong khu vực và trên thế giới.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cũng lưu ý không chỉ sân bay Đà Nẵng mà còn nhiều địa điểm ở Việt Nam bị ô nhiễm dioxin, rất nhiều người bị tàn tật do nhiễm chất độc da cam/dioxin, thậm chí tương lai con cháu họ cũng có thể bị ảnh hưởng. Cùng với đó là hàng triệu tấn bom mìn chưa được rà phá triệt để, đe dọa cuộc sống hàng ngày của người dân. Vì vậy, Phó Thủ tướng đề nghị phía Hoa Kỳ thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa các dự án khắc phục hậu quả chiến tranh, tiếp tục tài trợ cho các dự án xử lý những điểm nóng về ô nhiễm dioxin ở sân bay Biên Hoà (Đồng Nai) và sân bay Phù Cát (Bình Định), góp phần cụ thể hoá mối quan hệ đối tác toàn diện giữa hai nước đang phát triển ngày càng sâu rộng và có nhiều điều kiện để nâng lên, mở rộng.
Được biết, giai đoạn còn lại của dự án xử lý bùn/đất nhiễm dioxin tại sân bay Đà Nẵng sẽ bắt đầu vào cuối năm 2016 và tiến hành xử lý khoảng 45.000 mét khối bùn, đất nhiễm dioxin.
Theo SGGPO
Các tin khác
Ngày 9/9, tại Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng (TP.HCM), Báo Tiền Phong đã tổ chức lễ phát động chương trình "Chai nhựa tái sinh, hành trình tiếp nối".
Chiều 8/9, một số quận, huyện trên địa bàn Hà Nội vẫn có mưa to, Chủ tịch LĐLĐ TP Hà Nội Phạm Quang Thanh đã trực tiếp xuống hiện trường để động viên, trao quà cho công nhân thoát nước, vệ sinh môi trường, chiếu sáng, cây xanh... đang làm nhiệm vụ.
Quảng Ninh hiện là một trong số ít những địa phương được cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư, các chuyên gia đánh giá là địa phương đã và đang từng bước hài hòa, hạn chế tối đa được xung đột giữa phát triển KT-XH và vấn đề bảo vệ môi trường.
Việc đề xuất lấy nguồn rác đã chôn lấp trước đây tại bãi rác Nam Sơn lên xử lý bằng công nghệ đốt là điều nhiều chuyên gia cảm thấy ngạc nhiên và đặt câu hỏi về tính thực tế, hiệu quả. Trong khi, có nhiều cách để biến một bãi rác thành công viên.