(capthoatnuocvietnam.vn)- Vệt nước màu hồng xuất hiện sáng 18/1, một ngày sau vẫn còn song nhạt hơn. Lực lượng chức năng đã kiểm tra, lấy mẫu phân tích để đưa ra đánh giá.
Vệt nước màu hồng dạt vào kè chắn sóng ở cảng Vũng Áng được người dân chụp lại. Ảnh: D.T
Sáng 18/1, người dân xã Kỳ Lợi (thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh) phát hiện vệt nước màu hồng dài khoảng 100 m chạy dọc kè chắn sóng của cảng Vũng Áng, rộng khoảng 15 m. Theo ông Phạm Văn Hùng, Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường thị xã Kỳ Anh, nhận được tin báo nhà chức trách đã tới kiểm tra, đến chiều 19/1 vệt nước vẫn còn nhưng màu nhạt hơn.
Ông Hùng cho hay, vệt nước màu hồng này được sóng đánh từ ngoài biển quấn vào đọng ở nơi người dân dựng nhiều bè nổi bán hải sản. "Nhiều đoạn bị sóng đánh tan, xung quanh không ghi nhận bất cứ loài hải sản nào chết", ông Hùng nói.
Chủ nhà hàng bè nổi Lý Hộ (cảng Vũng Áng) cho biết, hiện tượng này năm nào cũng có, thường xuất hiện vào thời điểm khoảng tháng 2 hoặc tháng 3, song năm này đến sớm hơn.
"Mỗi năm khoảng một đến hai lần, mỗi khi biển động thì vệt nước hồng xuất hiện rồi được sóng từ ngoài khơi vào bờ, sau khoảng hai ngày thì nó tản đi. Vệt nước hồng nhìn kỹ đặc quánh. Chúng tôi thấy đây là hiện tượng rất bình thường", chủ nhà hàng nói.
Chiều 19/1, váng nước vẫn đọng ở dưới một số cầu của bè nổi hải sản tại cảng Vũng Áng, song màu nước có màu hồng nhạt. Ảnh: D.T
Một lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh cho biết, sau khi nắm bắt thông tin, lực lượng chức năng đã tiến hành kiểm tra, lấy mẫu để phân tích. Tỉnh sẽ chờ kết quả xét nghiệm trong vài ngày tới để đánh giá.
(Theo VnExpress)
Ngày 9/9, tại Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng (TP.HCM), Báo Tiền Phong đã tổ chức lễ phát động chương trình "Chai nhựa tái sinh, hành trình tiếp nối".
Chiều 8/9, một số quận, huyện trên địa bàn Hà Nội vẫn có mưa to, Chủ tịch LĐLĐ TP Hà Nội Phạm Quang Thanh đã trực tiếp xuống hiện trường để động viên, trao quà cho công nhân thoát nước, vệ sinh môi trường, chiếu sáng, cây xanh... đang làm nhiệm vụ.
Quảng Ninh hiện là một trong số ít những địa phương được cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư, các chuyên gia đánh giá là địa phương đã và đang từng bước hài hòa, hạn chế tối đa được xung đột giữa phát triển KT-XH và vấn đề bảo vệ môi trường.
Việc đề xuất lấy nguồn rác đã chôn lấp trước đây tại bãi rác Nam Sơn lên xử lý bằng công nghệ đốt là điều nhiều chuyên gia cảm thấy ngạc nhiên và đặt câu hỏi về tính thực tế, hiệu quả. Trong khi, có nhiều cách để biến một bãi rác thành công viên.