Hơn 1000 hộ dân ở Lào Cai “khó sống” vì ô nhiễm môi trường
- Cập nhật: Thứ ba, 21/2/2017 | 10:23:41 Sáng
(capthoatnuoc.vn)- Cuộc sống của hơn 1.000 hộ dân ở quanh Khu công nghiệp (KCN) Tằng Loỏng (huyện Bảo Thắng, Lào Cai) đang bị xáo trộn bởi tình hình ô nhiễm môi trường ở đây ngày càng phức tạp. Tình trạng ô nhiễm đã kéo dài nhiều năm nay gây bức xúc trong nhân dân. Thiệt hại kinh tế lên tới hàng tỷ đồng.
Hiện tại có hơn 1.000 hộ dân phải chịu ảnh hưởng trực tiếp từ ô nhiễm môi trường do sống gần KCN Tằng Loỏng, trong đó gần 70 hộ bị ảnh hưởng nặng nề và phải di dời khỏi vực khu vực ô nhiễm, nguy hiểm. Báo cáo của UBND huyện Bảo Thắng về công tác bảo vệ môi trường tại KCN Tằng Loỏng cho biết, nhiều người dân sống trong khu vực tái định cư cũng không tránh khỏi lo lắng vì khu vực này năm trong phạm vi ảnh hưởng của khu công nghiệp. Thiệt hại kinh tế của nhiều hộ dân sống xunh quanh KCN Tằng Loỏng vẫn đang tăng qua các năm, ước tính lên gần chục tỷ đồng.
Nhiều năm nay, các gia đình sinh sống gần KCN Tằng Loỏng đã phải chịu nhiều đợt thiệt hại kinh tế do khi thải công nghiệp. Ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước, bãi thải công nghiệp tại KCN tạo nên sự bức xúc kéo dài của người dân. Thực trạng này đã được người dân phản ánh nhiều lần.
Trao đổi trên báo Thanh tra, ông Đỗ Cao Thọ - Phó phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Bảo Thắng cho biết, kết quả quan trắc của cơ quan chức năng đã chỉ ra khí thải, nước thải của nhiều nhà máy thuộc KCN Tằng Loỏng chứa axit và một số hóa chất độc hại vượt tiêu chuẩn nhiều lần. KCN này có 15 nhà máy, trong đó có 5 nhà máy sản xuất phốt pho.
Từ năm 2011 tới nay, xử phạt vi phạm hành chính về môi trường với các doanh nghiệp lên đến nhiều tỷ đồng. Trong năm 2011, chủ đầu tư các nhà máy tại KCN phải bồi thường cho người dân 2,7 tỷ đồng.
Tới năm 2012 – 2013, những thiệt hại kinh tế do ô nhiễm môi trường vẫn tiếp tục và không có dấu hiệu dừng lại. Nguyên nhân được xác định, khí thải, nước thải từ KCN Tằng Loỏng khiến cây trồng, hoa màu bị héo, táp, cháy lá trên diện rộng, cá nuôi trong ao của các hộ dân cũng chết hàng loạt. Thời điểm này, cả 10 đơn vị có nhà máy hoạt động trong KCN Tằng Loỏng đều có những sai phạm trong bảo vệ môi trường.
Riêng năm 2014, Tổng cục Môi trường đã trực tiếp kiểm tra và quyết định phạt tiền 1,42 tỷ đồng với 8 đơn vị có nhà máy hoạt động trong KCN vì vi phạm hành chính về môi trường. Cũng trong năm đó, các nhà máy, xí nghiệp cũng phải bồi thường 495 triệu đồng cho người dân vì 10.000m2 lúa bị chết trắng bởi ô nhiễm môi trường, đồng thời phải chi trả 100 triệu đồng để hỗ trợ nước sạch cho dân.
Năm 2015, một số diện tích cây trồng, hoa màu tiếp tục chết vì ô nhiễm. Thêm vào đó là diện tích lớn cây trẩu không thể sống sót, con số lần lượt tại tổ dân phố số 2 và số 7 là 70% và 50%. 24 hộ dân bị thiệt hại đã nhận được gần 100 triệu đồng tiền bồi thường.
Thiệt hại kinh tế tiếp tục lan sang tới năm 2016 và vẫn chưa được khắc phục. Khoảng 1.000m2 diện tích trồng ngô và khoảng 10.347 cây ăn quả và cây lâm nghiệp bị thiệt hại.
Ông Phạm Văn Khu (người dân thôn Phú Hà 2, xã Phú Nhuận) cho biết, tình trạng ô nhiễm môi trương quanh KCN Tằng Loỏng vẫn diễn biến phức tạp. Cuối tháng 8/2016, tại thôn Phú Hà 1 và Phú Hà 2, xã Phú Nhuận, đã xảy ra cá chết hàng loạt tại một số ao, hồ có vị trí gần nơi sản xuất của Công ty Cổ phần Hóa chất Phúc Lâm.
Dù đã được UBND tỉnh Lào Cai phê duyệt nhưng đề án khắc phục và bảo vệ môi trường, xây dựng khu phân loại và tập trung chất thải rắn ở KCN Tằng Loỏng vẫn chưa được thực hiện. Dai dẳng nhiều năm nay, hơn chục nghìn hộ dân Bảo Thắng (Lào Cai) cực chẳng đành vẫn phải sống chung với ô nhiễm môi trường.
Các tin khác
Ngày 9/9, tại Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng (TP.HCM), Báo Tiền Phong đã tổ chức lễ phát động chương trình "Chai nhựa tái sinh, hành trình tiếp nối".
Chiều 8/9, một số quận, huyện trên địa bàn Hà Nội vẫn có mưa to, Chủ tịch LĐLĐ TP Hà Nội Phạm Quang Thanh đã trực tiếp xuống hiện trường để động viên, trao quà cho công nhân thoát nước, vệ sinh môi trường, chiếu sáng, cây xanh... đang làm nhiệm vụ.
Quảng Ninh hiện là một trong số ít những địa phương được cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư, các chuyên gia đánh giá là địa phương đã và đang từng bước hài hòa, hạn chế tối đa được xung đột giữa phát triển KT-XH và vấn đề bảo vệ môi trường.
Việc đề xuất lấy nguồn rác đã chôn lấp trước đây tại bãi rác Nam Sơn lên xử lý bằng công nghệ đốt là điều nhiều chuyên gia cảm thấy ngạc nhiên và đặt câu hỏi về tính thực tế, hiệu quả. Trong khi, có nhiều cách để biến một bãi rác thành công viên.