Hàng không toàn cầu cam kết giảm khí thải nhà kính

  • Cập nhật: Thứ ba, 28/2/2017 | 11:07:57 Sáng

(capthoatnuocvietnam.vn)- Từ ngày 6/10/2016, Ngành công nghiệp hàng không toàn cầu đã nhất trí thông qua một thỏa thuận khung về giảm khí thải carbon tại hội nghị Tổ chức Hàng không Dân dụng quốc tế (ICAO) thuộc Liên hợp quốc (LHQ), tại Montreal, Canada. Đây là lần đầu tiên một khu vực thương mại chủ động hành động để ứng phó biến đổi khí hậu.

Chương trình giảm thiểu và trao đổi carbon của ngành hàng không quốc tế (CORSIA) sẽ bao gồm 2 giai đoạn, giai đoạn tham gia tự nguyện từ năm 2021-2026 và giai đoạn từ năm 2027 bắt buộc đối với các nước có ngành công nghiệp hàng không phát triển. Mục tiêu của cơ chế này là ngừng tốc độ tăng khí thải carbon sau mốc năm 2020. 
 
Các hãng hàng không sẽ được phép mua tín dụng carbon từ các hãng hàng không hoặc các ngành công nghiệp khác để bảo đảm giới hạn khí thải CO2 đặt ra. Thỏa thuận này nhắm tới phần khí thải CO2 không nằm trong Hiệp định Paris, đó là khí thải carbon từ các máy bay, vốn chiếm khoảng 2% khí thải nhà kính toàn cầu. ICAO cũng khuyến khích các hãng hàng không ứng dụng động cơ nhiên liệu sinh học tiết kiệm hơn, sử dụng vật liệu nhẹ hơn trong chế tạo máy bay và thiết kế các tuyến đường bay tối ưu.
 
Tổng Thư ký ICAO Fang Liu nhận định sáng kiến này đưa hàng không trở thành ngành công nghiệp lớn đầu tiên có hành động ở cấp toàn cầu về giảm khí thải nhà kính. Trong khi đó, người đứng đầu Hiệp hội Hàng không Quốc tế (IATA) Paul Steele cho hay đây là công cụ hữu hiệu cho cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.
 
Tuy nhiên, một số nước công nghiệp phát triển bày tỏ sự lưỡng lự trước cơ chế này trong khi các quốc gia đang phát triển lo ngại việc thắt chặt quy định khí thải sẽ tác động tới tăng trưởng kinh tế. Nga và Ấn Độ đã tuyên bố sẽ không tham gia giai đoạn tự nguyện đồng thời cảnh báo về gánh nặng của chương trình đối với các nền kinh tế mới nổi. Trung Quốc cam kết tham gia giai đoạn tự nguyện trong khi Brazil, mặc dù ủng hộ cơ chế mới, chưa đưa ra quyết định cuối cùng. 
 
Các nhóm hoạt động vì môi trường hoan nghênh bước đi mới song cho rằng mục tiêu ngừng tăng khí thải nhà kính của ngành hàng không sau năm 2020 quá tham vọng.
 
Có tổng cộng 64 quốc gia, đại diện cho 80% lưu lượng hàng không toàn cầu, bao gồm các nước châu Âu, Mỹ, Canada, Trung Quốc và Nhật Bản, đã đồng ý tham gia CORSIA.
Theo TMT (tổng hợp)
  •  
Các tin khác

Ngày 9/9, tại Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng (TP.HCM), Báo Tiền Phong đã tổ chức lễ phát động chương trình "Chai nhựa tái sinh, hành trình tiếp nối".

Chiều 8/9, một số quận, huyện trên địa bàn Hà Nội vẫn có mưa to, Chủ tịch LĐLĐ TP Hà Nội Phạm Quang Thanh đã trực tiếp xuống hiện trường để động viên, trao quà cho công nhân thoát nước, vệ sinh môi trường, chiếu sáng, cây xanh... đang làm nhiệm vụ.

Quảng Ninh hiện là một trong số ít những địa phương được cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư, các chuyên gia đánh giá là địa phương đã và đang từng bước hài hòa, hạn chế tối đa được xung đột giữa phát triển KT-XH và vấn đề bảo vệ môi trường.

Việc đề xuất lấy nguồn rác đã chôn lấp trước đây tại bãi rác Nam Sơn lên xử lý bằng công nghệ đốt là điều nhiều chuyên gia cảm thấy ngạc nhiên và đặt câu hỏi về tính thực tế, hiệu quả. Trong khi, có nhiều cách để biến một bãi rác thành công viên.