Tìm nhân tài bảo vệ nguồn nước

  • Cập nhật: Thứ ba, 11/6/2013 | 1:58:32 Chiều

Tìm ra những nhân tài thuộc thế hệ trẻ tương lai là một trong những mục đích cuộc thi quốc tế đề ra, và cuộc thi quốc gia của chúng ta cũng đã đang hướng tới - GS.TS. Trần Hiếu Nhuệ, Chủ tịch Hội đồng Giám khảo Cuộc thi lần thứ 10, phát biểu tại lễ tổng kết 10 năm và trao giải “Cuộc thi cải thiện việc sử dụng và bảo vệ nguồn nước lần thứ 10” hôm qua ở Hà Nội.

Nhận xét và đánh giá về chất lượng bài thi sau 10 cuộc thi từ 2003 đến nay, ông Nhuệ cho hay các bài dự thi rất phong phú và đa dạng từ các đề án liên quan đến công nghệ xử lý nước, dùng thực vật thủy sinh, vi sinh vật xử lý nước, các giải pháp tiết kiệm nước, đến nâng cao nhận thức, cộng đồng tham gia bảo vệ nguồn nước. 

Trong những năm gần đây và năm nay cũng không ngoại lệ, các đề án trong lĩnh vực truyền thông bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn nước thực sự nở rộ, có thể do hiệu ứng dây chuyền trong những năm qua lĩnh vực này đều đoạt giải cao và 3 lần 6-7 và 9 (năm 2009, 2010 và 2012) giải nhất cuộc thi đều là lĩnh vực truyền thông. 

Các bài thi về truyền thông rất phong phú và đa dạng, có các sáng tạo riêng cùng với sự phát triển công nghệ thông tin, như sử dụng mạng xã hội, lập trình game, thiết kế wesite, truyện tranh, tổ chức các cuộc thi nội bộ, clip tuyên truyền về nước, Các bài thi về công nghệ - kỹ thuật vẫn duy trì và được 6 lần đạt giải nhất. 

“Tuy nhiên, so với mặt bằng chung của các bài đoạt giải quốc tế hàng năm, bài giải nhất của ta còn có khoảng cách khá xa”, theo ông Nhuệ, “ Một trong những lý do, theo tìm hiểu của chúng tôi, các bài thi nhận được giải quốc tế, họ được hỗ trợ kinh phí lại thực hiện trong thời gian 2-3 năm, có định hướng bồi dưỡng cho một số đối tượng học sinh được lựa chọn.”

Có thể nói, tất cả các em được vào chung khảo dẫu đoạt giải cao hay thấp đều là những tài năng trong tương lai. Tìm ra những nhân tài thuộc thế hệ trẻ tương lai là một trong những mục đích cuộc thi quốc tế đề ra, và cuộc thi quốc gia của chúng ta cũng đã đang hướng tới.

Mặc dù vậy, qua các bài thi vào chung kết cũng thấy rằng, chưa có đề án nào thực sự xuất sắc, hoàn hảo như mong muốn. Hầu như bài nào cũng còn bộc lộ những khiếm khuyết chung. Đó là thời gian tiến hành quá gấp gáp, chưa có ý tưởng độc đáo, chưa giải quyết triệt để những vần đề được đặt ra. Bên cạnh đó, do bận học, do thiếu kinh phí,… nên các em không có điều kiện đưa những mô hình, ý tưởng ra thử nghiệm trong thực tế, tính thuyết phục chưa cao,…

Tóm lại trong 10 cuộc thi đã tổ chức, dù còn gặp nhiều khó khăn nhưng chúng ta cũng đã có dịp hay cơ hội được đi thi đấu quốc tế. Tuy chưa đạt được giải, nhưng chúng ta đi học hỏi, mở rộng tầm nhìn là chính. Chúng ta đã có chín cuộc có điều kiện gửi 20 em đi dự quốc tế, đã có nhiều bài học quý giá, đã có tác động tốt tới các thế hệ học sinh ở các trường.

Rút kinh nghiệm từ những lần thi trước và được sự hướng dẫn của các thầy cô, đến nay có thể nói, các em đã biết tìm ra ý tưởng, đề tài liên quan đến nước ngay ở môi trường quanh ta.

Chẳng hạn, trước đây các em ở THPT Nguyễn Huệ, Huế thường làm những bài rất công phu, nặng về trình bày nhận thức, lý thuyết, chọn đề tài quá lớn, quá chung. Đến nay các em biết tìm ra những đề tài cụ thể như xử lý nước thải từ quá trình sản xuất tinh bột sắn tại khu vực hai bên bờ sông An Cựu, thành phố Huế; xử lý nước đầm phá Tam Giang - Cầu Hai bằng cỏ Vetiver; Xử lý nguồn nước sông bị ô nhiễm bằng cây sậy, … Bên cạnh đó, các em còn thực hiện các đề tài về truyền thông môi trường như Phim ngắn lồng ghép với thông điệp bảo vệ nguồn nước, chiếu phim cho các làng Vạn Đò, Tuyên truyền bảo vệ môi trường thông qua thông điệp trên vật dụng và dụng cụ,… 

Các em học sinh vùng sâu vùng xa ở tận An Lạc Thôn, Sóc Trăng luôn biết tìm ra những đề tài vừa tầm của mình và được tiến hành rất bài bản, năm nay cũng được giải với đề tài: “Sử dụng vật liệu đơn giản ở địa phương để hấp thụ hàm lượng chì (Pb2+) trong nước, nhằm hạn chế các bệnh, tật do ô nhiễm chì gây nên”.

Đối với các em học sinh trường THPT chuyên Thái nguyên vẫn giữ được thế mạnh của mình là thực hiện các đề tài về truyền thông, nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường, bên cạnh đó cũng không ít đề tài về khoa học công nghệ, xử lý ô nhiễm môi trường,…

Đặc biệt mấy năm nay các em trường THPT Mộc Lỵ, Mộc Châu Sơn La đã tham gia rất tích cực, các bài thi bài bản hơn, co nhiều tiến bộ hơn và theo được quy chuẩn của cuộc thi.

“Mong muốn rằng các em em từ mọi trường nỗ lực hơn nữa, các nhà trường, các thầy cô giáo, các cơ quan chuyên môn, các doanh nghiệp,… hỗ trợ hơn nữa để nước ta có nhiều tài năng mới trong lĩnh vực bảo vệ tài nguyên, môi trường nói chung và tài nguyên môi trường nước nói riêng”, ông Nhuệ nói.

Thanh Thảo (Vfej Ngày 11/6/2013)
  •  
Các tin khác

Ngày 9/9, tại Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng (TP.HCM), Báo Tiền Phong đã tổ chức lễ phát động chương trình "Chai nhựa tái sinh, hành trình tiếp nối".

Chiều 8/9, một số quận, huyện trên địa bàn Hà Nội vẫn có mưa to, Chủ tịch LĐLĐ TP Hà Nội Phạm Quang Thanh đã trực tiếp xuống hiện trường để động viên, trao quà cho công nhân thoát nước, vệ sinh môi trường, chiếu sáng, cây xanh... đang làm nhiệm vụ.

Quảng Ninh hiện là một trong số ít những địa phương được cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư, các chuyên gia đánh giá là địa phương đã và đang từng bước hài hòa, hạn chế tối đa được xung đột giữa phát triển KT-XH và vấn đề bảo vệ môi trường.

Việc đề xuất lấy nguồn rác đã chôn lấp trước đây tại bãi rác Nam Sơn lên xử lý bằng công nghệ đốt là điều nhiều chuyên gia cảm thấy ngạc nhiên và đặt câu hỏi về tính thực tế, hiệu quả. Trong khi, có nhiều cách để biến một bãi rác thành công viên.