Trái Đất nóng lên có thể sẽ "nhấn chìm" Bangladesh

  • Cập nhật: Thứ năm, 22/8/2013 | 10:57:50 Sáng

Theo số liệu thống kê của Ngân hàng Thế giới về hậu quả của việc Trái Đất nóng lên đối với Bangladesh, quốc gia có tới 150 triệu dân này với 80% đất nông nghiệp là đồng bằng sẽ đứng trước nguy cơ ngập lụt nghiêm trọng.

Thống kê nêu rõ khi nhiệt độ tăng thêm 2 độ C làm mực nước biển nâng cao, đe dọa các khu đô thị và cơ sở hạ tầng của Bangladesh, ảnh hưởng đến ngành nuôi thủy sản nước ngọt, lương thực của người dân nước này.

Nếu mực nước biển tăng thêm 1 mét, Bangladesh sẽ mất 17% diện tích. Tuy nhiên, theo một nghiên cứu của Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM), từ nay tới năm 2100, mức nước biển sẽ chỉ tăng khoảng từ 26 tới 88cm.

Theo chu kỳ 5 năm, 50 triệu người Bangladesh, tương đương 1/3 dân số, phải gánh chịu thiên tai do băng trên núi Himalaya tan, lốc xoáy, lũ lụt, sụt lở, xói mòn…

Chính phủ Bangladesh đã có những biện pháp làm giảm bớt thiệt hại về người do lốc xoáy nhờ khâu dự đoán, dự báo tốt hơn. Người dân cũng thích nghi hơn với thiên tai bằng cách dựng nhà sàn và di chuyển nhà cùng người đến nơi khác khi có thiên tai.

Theo thống kê, từ nay tới năm 2050, 9,6 triệu người Bangladesh sẽ phải di cư, trong đó 1,9 triệu người phải lánh nạn do đất bị lở và xói mòn, 5,4 triệu người do lũ lụt và 2,3 triệu người bị ảnh hưởng bởi bão./.

                                                                              (TTXVN)
  •  
Các tin khác

Ngày 9/9, tại Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng (TP.HCM), Báo Tiền Phong đã tổ chức lễ phát động chương trình "Chai nhựa tái sinh, hành trình tiếp nối".

Chiều 8/9, một số quận, huyện trên địa bàn Hà Nội vẫn có mưa to, Chủ tịch LĐLĐ TP Hà Nội Phạm Quang Thanh đã trực tiếp xuống hiện trường để động viên, trao quà cho công nhân thoát nước, vệ sinh môi trường, chiếu sáng, cây xanh... đang làm nhiệm vụ.

Quảng Ninh hiện là một trong số ít những địa phương được cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư, các chuyên gia đánh giá là địa phương đã và đang từng bước hài hòa, hạn chế tối đa được xung đột giữa phát triển KT-XH và vấn đề bảo vệ môi trường.

Việc đề xuất lấy nguồn rác đã chôn lấp trước đây tại bãi rác Nam Sơn lên xử lý bằng công nghệ đốt là điều nhiều chuyên gia cảm thấy ngạc nhiên và đặt câu hỏi về tính thực tế, hiệu quả. Trong khi, có nhiều cách để biến một bãi rác thành công viên.