Những hoạt động trọng tâm của Chi hội Cấp nước miền Nam năm 2018

  • Cập nhật: Thứ hai, 16/4/2018 | 2:00:43 Chiều

(tapchicapthoatnuoc.vn)- Ngày 14/04/2018, tại TP. Cao Lãnh - Tỉnh Đồng Tháp, Chi hội Cấp nước miền Nam đã tổ chức Hội nghị tổng kết hoạt động Chi hội năm 2017, xác định nhiệm vụ trọng tâm và giải pháp thực hiện hoạt động chi hội năm 2018.

Tham dự hội nghị có sự hiện diện của ông Cao Lại Quang - Chủ tịch Hội CTN VN, ông Nguyễn Trọng Hiếu - Phó Chủ tịch Hội CTN VN, bà Nguyễn Lê Phương Loan - PGĐ Sở Xây dựng tỉnh Đồng Tháp, Ông Đặng Văn Ngọ - Chủ tịch Chi hội - TGĐ Công ty CP Cấp nước Sóc Trăng, Ông Đinh Chí Đức - Phó Chủ tịch Chi hội - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Cấp nước Bà Rịa - Vũng Tàu, ông Trịnh Thành Nghiêm - Phó Chủ tịch Chi hội - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Cấp nước Tây Ninh, ông Nguyễn Hữu Lộc - Phó chủ tịch Chi hội - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Cấp thoát nước Cần Thơ, ông Võ Văn Bình - Phó chủ tịch Chi hội - Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH Thương mại - Dịch vụ - Kỹ thuật D & B, bà Nguyễn Kim Yến - Phó chủ tịch Chi hội, thành viên HĐQT Công ty CP Nhựa Bình Minh cùng các cán bộ, công nhân viên của các thành viên trong Chi hội.
 

 
Theo báo cáo chính của Hội nghị, tính đến hết năm 2017, chi hội có 117 hội viên. Năm 2017, với nhiều thách thức khó khăn chung của đất nước, đặc biệt là khu vực đồng bằng sông Cửu Long gặp hạn mặn liên tục, nhưng với tinh thần hỗ trợ, giúp nhau đã vượt qua mọi khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ cung cấp nước sạch đến người dân, hoạt động sản xuất ổn định, Chi hội đã hoàn thành tốt nhiều nhiệm vụ quan trọng, đặc biệt trong công tác đào tạo, phối hợp giới thiệu, chuyển giao công nghệ, an sinh xã hội, hỗ trợ xây dựng chiến lược phát triển doanh nghiệp. 
 

 

 
Tuy nhiên, hoạt động của Chi hội cũng có một số hạn chế nhất định, các đơn vị hội viên lo tập trung cho công tác sản xuất, kinh doanh trong điều kiện khó khăn chung của đất nước, một số đơn vị thực hiện công tác cổ phần hóa, hậu cổ phần hóa nên ít nhiều ảnh hưởng đến hoạt động của Chi hội, phong trào thể dục thể thao, văn hóa văn nghệ cũng có phần trầm lắng; công tác nghiên cứu khoa học công nghệ còn chậm, chưa giới thiệu kịp thời đến hội viên để cùng nhau ứng dụng.

Từ những thành công đạt được và những hạn chế cũng như những khó khăn, thách thức cần phải vượt qua, Chi hội Cấp nước miền Nam đã đặt ra những giải pháp thực hiện nhiệm vụ hoạt động năm 2018, trong đó tập trung vào các trọng tâm sau:

Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ, tiếp tục đổi mới các hoạt động đào tạo nguồn nhân lực, tập huấn và các chính sách liên quan ngành nước. Tổ chức hội thảo và hội nghị tổng kết công tác thiết thực, hỗ trợ nhau trong đào tạo, nâng cao năng lực, đổi mới công nghệ, vật liệu xây dựng, giới thiệu các kinh nghiệm trong quản lý tài sản, quản lý tài chính, các công nghệ mới, tham quan khảo sát thực tế hoặc tham gia các hoạt động từ thiện như hỗ trợ lẫn nhau trong phòng chống thiên tai, bão lũ, xây nhà tình nghĩa, ủng hộ người nghèo, công tác đề ơn đáp nghĩa, lễ, tết, hiếu hỉ.

Công tác phát triển và duy trì hội viên cần được quan tâm xem xét để kịp thời phát huy những nhân tố mới, nhiệt tình và tâm huyết với hoạt động của Chi hội, đồng thời nắm thêm tình hình hội viên chưa thực hiện tốt quy định, đó là cơ sở để có cơ chế, chính sách khen thưởng kịp thời.
 

 
Đối với trang thông tin điện tử của Chi hội, trong năm 2018 sẽ xây dựng quy chế quản trị và cần sự phối hợp của các đơn vị trong ngành nước tham gia gửi bài viết, sưu tầm để bộ phận quản lý đổi mới nội dung và giao diện. Đây là dự án lâu dài cần phải thực hiện nhằm đáp ứng yêu cầu của hội viên. Tiếp tục rà soát cập nhật thông tin, bài viết, tài liệu chuyên ngành nhằm nâng cao chất lượng trang thông tin điện tử Chi hội, góp phần là diễn đàn và là cầu nối trong các hoạt động trao đổi kinh nghiệm trong công tác quản lý kinh doanh và khoa học công nghệ. Duy trì gắn bó tình cảm, chia sẻ kinh nghiệm trong ngành Cấp thoát nước và các đơn vị kinh doanh vật tư phía Nam.

Tham gia ý kiến đối với dự án Quy hoạch cấp nước vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Tăng cường sự đoàn kết, tập hợp các mục tiêu định hướng để các đơn vị hội viên đạt được những thành quả quan trọng phát triển đi lên, đóng góp ngày càng nhiều hơn cho sự phát triển kinh tế xã hội ở từng địa phương.

Phát biểu tại Hội nghị của Ông Cao Lại Quang - Chủ tịch hội CTN VN đã ghi nhận và biểu dương những nỗ lực và những thành công mà Chi hội đã đạt được trong năm 2017, đem lại những hiệu quả thiết thực cho hoạt động của các hội viên chi Hội nói riêng và Hội Cấp thoát nước VN nói chung. “Chi hội Cấp nước MN là đơn vị đi đầu trong lĩnh vực tổ chức các hoạt động thiết thực, bám sát những nhu cầu của các đơn vị hội viên như: tổ chức các hội thảo chuyên đề gắn liền với công việc của các doanh nghiệp. Năm 2017 tuy công tác cổ phần hóa rất bề bộn nhưng Chi hội Cấp nước MN đã làm rất tốt các hoạt động của mình, tạo sự gắn kết giữa các đơn vị trong Chi hội.” Chủ tịch Cao Lại Quang thay mặt Hội CTN VN, cảm ơn sự đóng góp của Chi hội Cấp nước MN và chúc mừng các kết quả mà Chi hội đã đạt được trong năm 2017.
 
 
Song song với Hội nghị còn có 2 hội thảo chuyên đề về Phương pháp thực hiện ghi thu tại chỗ bằng điện thoại do Công ty CP Cấp nước Bà Rịa - Vũng Tàu chủ trì và hội thảo về Kế toán sau cổ phần hóa do Công ty CP Nước & Môi trường Đồng Tháp chủ trì.

 
 
Một số hình ảnh tại Hội thảo chuyên đề:





 
Nguyễn Vinh – Dương Diễm
  •  
Các tin khác

Chất thải nhựa trên các dòng sông và đại dương thường liên tục nhả các hóa chất vào nước. Cho đến tận bây giờ, người ta vẫn còn chưa biết số lượng các chất đó lớn như thế nào và trong đó thì những hợp chất nào phát thải mạnh nhất.

Nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng sóng nhiệt có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến loài ong đất - một trong những loài thụ phấn quan trọng bậc nhất trong tự nhiên.

Trong cuộc chiến chống lại biến đổi khí hậu, dữ liệu thống kê đóng vai trò vô cùng quan trọng, đặc biệt là những dữ liệu chất lượng cao, giúp các nhà hoạch định chính sách đưa ra những quyết định sáng suốt và hiệu quả.

Nền tảng của chiến lược đạt mục tiêu carbon âm tính của Bhutan - quốc gia ở phía Đông dãy Himalaya - là chính sách bảo tồn rừng nghiêm ngặt. Hiến pháp Bhutan quy định rằng ít nhất 60% diện tích đất phải được rừng bao phủ...