Phiên họp thứ 8 Hội nghị các bên tham gia Công ước về Nước

  • Cập nhật: Thứ tư, 3/10/2018 | 10:05:03 Sáng

(Tapchicapthoatnuoc.vn) - Phiên họp thứ tám của Hội nghị các Bên tham gia Công ước về bảo vệ và sử dụng nguồn nước xuyên biên giới và các hồ quốc tế sẽ được chính thức diễn ra từ ngày 10 - 12 /10 / 2018 tại Astana, Kazakhstan. Phiên họp được tổ chức bởi Bộ Nông nghiệp Kazakhstan, và Ủy ban Kinh tế Liên hợp quốc Châu Âu (UNECE) - Tổ chức triển khai và thực hiện Công ước về Nước của thế giới.

Phiên họp sẽ được mở đầu vào ngày 9/10 bằng một hội thảo cấp cao kéo dài nửa ngày để thảo luận về vấn đề tài trợ phát triển lưu vực sông xuyên biên giới với sự tham gia của các đại biểu đến từ các quốc gia như: Kazakhstan, Hà Lan, Thụy Sĩ; đại diện Ngân hàng Phát triển Châu Á, Ngân hàng Đầu tư Châu Âu, Ngân hàng Thế giới và Ban thư ký Công ước về Nước. Phiêu họp có sự tham gia của hơn 400 đại biểu đại diện cho các cơ quan cấp Bộ quản lý về tài nguyên nước, ngoại giao cùng với các đại diện của các cơ quan liên quan, các tổ chức quốc tế và phi chính phủ và học viện đến từ mọi miền trên thế giới tham dự thuộc các nước ký công ước và cả những nước không phải là thành viên của Công ước về Nước. Công ước về Nước đại diện cho một khuôn khổ pháp lý và thể chế quan trọng của Liên Hợp Quốc nhằm thúc đẩy việc sử dụng bền vững tài nguyên nước xuyên biên giới, đảm bảo chất lượng và sử dụng bền vững tài nguyên nước bằng cách tạo điều kiện hợp tác giữa các quốc gia với nhau. Đây là một công cụ duy nhất để hỗ trợ việc đạt được các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDGs) - cụ thể là mục tiêu SDG 6.5 về kêu gọi hợp tác nước xuyên biên giới, ngăn chặn xung đột và thúc đẩy hòa bình và hội nhập khu vực. Hợp tác nước xuyên biên giới là rất quan trọng để đảm bảo quản lý bền vững tài nguyên nước và đạt được mục tiêu phát triển bền vững (SDG) 6. Trên toàn thế giới, có 153 quốc gia có sự chia sẻ sông, hồ và tầng ngậm nước với nhau. Các lưu vực xuyên biên giới chiếm hơn một nửa bề mặt đất của Trái đất, chiếm khoảng 60% lưu lượng nước ngọt toàn cầu và là nơi sinh sống của hơn 40% dân số thế giới. Phiên họp thứ tám của Hội nghị các Bên tham gia Công ước về bảo vệ và sử dụng nguồn nước xuyên biên giới và các hồ quốc tế tại Astana sẽ đánh dấu một cột mốc lịch sử trong sự phát triển của Công ước vì đây cũng phiên họp đầu tiên có sự tham gia, cam kết của các nước đến từ châu Phi. Bên cạnh đó, Phiên họp sẽ xem xét các khía cạnh khác nhau của hợp tác nước xuyên biên giới trong chương trình hành động năm 2016-2018 như lợi ích của hợp tác xuyên biên giới, mối quan hệ giữa hệ sinh thái - thực phẩm - năng lượng, thích ứng với biến đổi khí hậu và an toàn công nghiệp. Đồng thời, tiến độ thực hiện Công ước nước và hợp tác nước xuyên biên giới sẽ được xem xét lại bằng việc đưa ra báo cáo đầu tiên về việc thực hiện Công ước nước và thảo luận báo cáo đầu tiên về chỉ số SDG 6.5.2 về hợp tác xuyên biên giới. Bên cạnh đó, Phiên họp sẽ thảo luận để áp dụng một chiến lược thực hiện Công ước ở cấp độ toàn cầu và chương trình hành động thực hiện Công ước giai đoạn 2019-2021. Đặc biệt, tại Phiên họp diễn ra vào ngày 10 tháng 10 sẽ thảo luận cách chia sẻ nguồn nước trong bối cảnh ngày càng khan hiếm nước, các tác động liên quan đến phát triển, hòa bình và ổn định và giải pháp hành động để Công ước có thể thúc đẩy việc phân bổ và chia sẻ lợi ích hợp lý, công bằng và bền vững. Theo Cục quản lý Tài nguyên nước
  •  
Các tin khác

Chất thải nhựa trên các dòng sông và đại dương thường liên tục nhả các hóa chất vào nước. Cho đến tận bây giờ, người ta vẫn còn chưa biết số lượng các chất đó lớn như thế nào và trong đó thì những hợp chất nào phát thải mạnh nhất.

Nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng sóng nhiệt có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến loài ong đất - một trong những loài thụ phấn quan trọng bậc nhất trong tự nhiên.

Trong cuộc chiến chống lại biến đổi khí hậu, dữ liệu thống kê đóng vai trò vô cùng quan trọng, đặc biệt là những dữ liệu chất lượng cao, giúp các nhà hoạch định chính sách đưa ra những quyết định sáng suốt và hiệu quả.

Nền tảng của chiến lược đạt mục tiêu carbon âm tính của Bhutan - quốc gia ở phía Đông dãy Himalaya - là chính sách bảo tồn rừng nghiêm ngặt. Hiến pháp Bhutan quy định rằng ít nhất 60% diện tích đất phải được rừng bao phủ...