Bầu trời Nhật Bản chuyển tím đáng sợ trước siêu bão mạnh nhất trong 60 năm

  • Cập nhật: Thứ bảy, 12/10/2019 | 9:54:33 Sáng

Người dân miền Trung và miền Đông Nhật Bản đang chuẩn bị đối mặt với cơn bão có sức tàn phá mạnh nhất trong hơn 60 năm qua.

Chú thích ảnh

Hình ảnh bầu trời màu tím đáng sợ nhìn từ cổng ra ga tàu điện ngầm. Ảnh: Twitter/Ara_to1

Theo báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP), cơn bão Hagibis, gốc tiếng Philipines có nghĩa là "Tốc độ", dự kiến sẽ đổ bộ vào thành phố Nagoya miền Trung Nhật Bản vào chiều tối ngày 12/10.

Cơ quan Khí tượng Nhật Bản dự báo sức gió có thể đạt tới mức 216 km/giờ, có nguy cơ ảnh hưởng tới nhiều nhà dân ở vùng Tokai và vùng Kanto-Koshin. Nhiều khả năng, trong vòng 24 giờ tính tới sáng 13/10, lượng mưa tại khu vực Tokai, miền Trung Nhật Bản, có thể lên tới 800 mm, còn lượng mưa tại khu vực Kanto-Koshin, trong đó có vùng nội đô Tokyo, dự báo ở mức 600 mm.

Nhật Bản đang trong trạng thái cảnh báo ở mức cao nhất. Các chuyến bay đến và đi đều đã bị hủy. Công ty Đường sắt Đông Nhật Bản (JR East) ra lệnh tạm dừng nhiều dịch vụ tàu trong khu vực nội đô Tokyo cuối tuần.

Ban tổ chức Giải đua xe công thức F1 của Nhật Bản cũng đã phải hoãn mọi lịch trình hôm 12/10 vì cơn bão sắp đổ bộ. Tại thủ đô Tokyo, khu công viên Disneyland ra thông báo tạm ngừng hoạt động từ sáng ngày 12/10 tới trưa ngày 13/10.

Chiều tối 11/10 – một ngày trước siêu bão Hagibis, người dân tại thủ đô Tokyo và Osaka đã ghi nhận được hiện tượng bầu trời đổi sang màu tím đáng sợ.

Chú thích ảnh

Màu sắc lãng mạn xuất hiện trước bão đã trở nên đáng sợ. Ảnh: Twitter/Twitter/Ara_to1

Theo Báo Tin tức


  •  
Các tin khác

Chất thải nhựa trên các dòng sông và đại dương thường liên tục nhả các hóa chất vào nước. Cho đến tận bây giờ, người ta vẫn còn chưa biết số lượng các chất đó lớn như thế nào và trong đó thì những hợp chất nào phát thải mạnh nhất.

Nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng sóng nhiệt có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến loài ong đất - một trong những loài thụ phấn quan trọng bậc nhất trong tự nhiên.

Trong cuộc chiến chống lại biến đổi khí hậu, dữ liệu thống kê đóng vai trò vô cùng quan trọng, đặc biệt là những dữ liệu chất lượng cao, giúp các nhà hoạch định chính sách đưa ra những quyết định sáng suốt và hiệu quả.

Nền tảng của chiến lược đạt mục tiêu carbon âm tính của Bhutan - quốc gia ở phía Đông dãy Himalaya - là chính sách bảo tồn rừng nghiêm ngặt. Hiến pháp Bhutan quy định rằng ít nhất 60% diện tích đất phải được rừng bao phủ...