Các nước hạ nguồn Mekong đối mặt với hạn hán
- Cập nhật: Thứ năm, 21/11/2019 | 10:02:33 Sáng
Tình trạng này được cho là cũng sẽ ảnh hưởng đến đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam, gây thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp.
Ủy hội sông Mekong quốc tế vừa phát đi thông cáo cho biết từ nay tới tháng 1/2020, các quốc gia ở hạ lưu sông Mekong sẽ đối diện với hạn hán nghiêm trọng, ảnh hưởng nặng nề đến sản xuất nông nghiệp. Trong đó, Thái Lan và Campuchia có thể bị hạn nghiêm trọng nhất.
Một số vùng ở Lào bị hạn hán
Theo Ủy hội sông Mekong quốc tế - trụ sở tại Vientiane, Lào, mùa mưa năm nay, khu vực hạ nguồn Mekong có lượng mưa thấp hơn các năm trước. Mưa đến muộn 2 tuần hồi cuối tháng 5 và kết thúc sớm khoảng 3 tuần trong tháng 10. Cùng với đó là ảnh hưởng của hiện tượng El Nino, làm nhiệt độ tăng cao bất thường, nước bốc hơi nhanh với lượng lớn.
Kết quả phân tích này cho thấy khu vực hạ lưu sông Mekong có thể phải đối mặt với hạn hán, ảnh hưởng xấu đến đời sống người dân và sản xuất nông nghiệp do không khí nóng lên bất thường và cây trồng thiếu nước tưới.
Dự kiến, từ cuối tháng 11/2019 đến đầu tháng 1/2020, nhiều diện tích ở hạ lưu sông Mekong sẽ bị ảnh hưởng nghiệm trọng bởi hạn hán vì sẽ có ít hoặc không mưa. Khu vực Bắc và Đông Bắc của Thái Lan; khu vực Đông Bắc Campuchia có thể chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Một phần của Trung và Bắc Lào gồm Vientiane, Xaysomboun, Xayaburi và Luang Prabang cũng sẽ chịu tác động của hạn hán.
Tình trạng này được cho là cũng sẽ ảnh hưởng đến đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam khi mặn xâm nhập, gây thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp./.
Theo VOV-Vientiane
Các tin khác
Chất thải nhựa trên các dòng sông và đại dương thường liên tục nhả các hóa chất vào nước. Cho đến tận bây giờ, người ta vẫn còn chưa biết số lượng các chất đó lớn như thế nào và trong đó thì những hợp chất nào phát thải mạnh nhất.
Nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng sóng nhiệt có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến loài ong đất - một trong những loài thụ phấn quan trọng bậc nhất trong tự nhiên.
Trong cuộc chiến chống lại biến đổi khí hậu, dữ liệu thống kê đóng vai trò vô cùng quan trọng, đặc biệt là những dữ liệu chất lượng cao, giúp các nhà hoạch định chính sách đưa ra những quyết định sáng suốt và hiệu quả.
Nền tảng của chiến lược đạt mục tiêu carbon âm tính của Bhutan - quốc gia ở phía Đông dãy Himalaya - là chính sách bảo tồn rừng nghiêm ngặt. Hiến pháp Bhutan quy định rằng ít nhất 60% diện tích đất phải được rừng bao phủ...