H5N1 bùng phát tại Hồ Nam giữa đại dịch corona

  • Cập nhật: Thứ ba, 4/2/2020 | 9:22:48 Sáng

Dịch cúm H5N1 bùng phát tại Hồ Nam thời điểm này như một đòn mạnh giáng thêm vào Trung Quốc khi dịch virus corona đang lây lan nhanh.

Theo Reuter, Bộ Nông nghiệp và Nông thôn Trung Quốc vừa thông báo tình trạng bùng phát chủng cúm gia cầm H5N1 tại một trang trại ở thành phố Thiệu Dương, tỉnh Hồ Nam. Thông tin về dịch chính thức được bộ này đưa ra vào ngày ½ với mức báo động "gây bệnh cao”.

Hiện, trang trại tại Thiệu Dương có 4.500 con gà chết vì cúm trên tổng số 7.850 con. Chính quyền thành phố đã tiêu hủy tổng cộng 17.828 gia cầm khi dịch bùng phát.

Cum ga H5N1 bung phat tai Ho Nam giua dai dich corona hinh anh 1 1_1487409643_7111_1487409656_1200x0.jpg
Dịch cúm H5N1 quay lại Trung Quốc vào năm 2020. Ảnh: Getty.

Số liệu thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết năm 1997, cúm gia cầm H5N1 từng được ghi nhận lây từ gia cầm sang người. Hong Kong là nơi đầu tiên phát hiện ca bệnh. Năm 2003, dịch này bùng phát ở Trung Quốc, sau đó lan sang Việt Nam và 14 quốc gia khác.

Trong đó, Indonesia và Việt Nam là hai quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề. Từ năm 1997 đến nay, thế giới đã ghi nhận 861 ca nhiễm virus H5N1, trong đó, 455 bệnh nhân tử vong.

Dịch cúm H5N1 bùng phát tại Hồ Nam thời điểm này như đòn mạnh giáng thêm vào Trung Quốc khi dịch virus corona đang lây lan nhanh. Đến ngày 1/2, số ca lây nhiễm tại quốc gia này lên tới 11.860 người, trong đó 259 ca tử vong.

Trên toàn thế giới, 12.027 ca lây nhiễm ở Anh, Mỹ, Pháp, Thái Lan, Hong Kong (Trung Quốc), Việt Nam…

Hiện, chưa có vắc xin phòng ngừa và điều trị virus corona.
 
Theo Zing
  •  
Các tin khác

Chất thải nhựa trên các dòng sông và đại dương thường liên tục nhả các hóa chất vào nước. Cho đến tận bây giờ, người ta vẫn còn chưa biết số lượng các chất đó lớn như thế nào và trong đó thì những hợp chất nào phát thải mạnh nhất.

Nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng sóng nhiệt có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến loài ong đất - một trong những loài thụ phấn quan trọng bậc nhất trong tự nhiên.

Trong cuộc chiến chống lại biến đổi khí hậu, dữ liệu thống kê đóng vai trò vô cùng quan trọng, đặc biệt là những dữ liệu chất lượng cao, giúp các nhà hoạch định chính sách đưa ra những quyết định sáng suốt và hiệu quả.

Nền tảng của chiến lược đạt mục tiêu carbon âm tính của Bhutan - quốc gia ở phía Đông dãy Himalaya - là chính sách bảo tồn rừng nghiêm ngặt. Hiến pháp Bhutan quy định rằng ít nhất 60% diện tích đất phải được rừng bao phủ...