Lũ lụt là thảm hoạ thiên nhiên phổ biến nhất Indonesia năm 2020
- Cập nhật: Thứ ba, 25/2/2020 | 3:32:41 Chiều
Theo cơ quan quản lý thảm hoạ quốc gia Indonesia, từ 1/1/2020 đến nay đã có 455 thảm hoạ thời tiết trên toàn Indonesia khiến 94 người thiệt mạng.
Cảnh báo sớm lượng mưa lũ ở cấp độ 3 (sẵn sàng) trên toàn Indonesia. Nguồn: cơ quan quản lý thảm hoạ quốc gia Indonesia
Cơ quan quản lý thảm hoạ quốc gia Indonesia đã đưa ra danh sách những nơi cần chú ý cảnh giác lũ lụt. Một số con sông trên đảo Java cũng ở trong trạng thái cảnh giác cấp độ 3 (sẵn sàng). Người dân ở các khu vực có khả năng xảy ra lũ quét được chính quyền địa phương sơ tán.
Trưởng phòng phân tích biến đổi khí hậu thuộc Cơ quan quản lý thảm hoạ quốc gia Indonesia, ông Indra Gustari cho biết, lũ lụt xảy ra ở Jakarta những ngày này là do mưa lớn. Không chỉ ở Jakarta mà nhiều nơi khác như thành phố Jember, Malang, Surabaya, Papua cũng xảy ra tình trạng tương tự. Ông Indra nhận định, đỉnh điểm mùa mưa tại Indonesia năm 2020 có sự thay đổi ở những khu vực khác nhau.
Lượng mưa tăng dần bắt đầu từ đầu năm và sẽ lần lượt xảy ra ở các đảo Sumatera, Java, Nusa Tenggara, Kalimantan, Sulawesi và cuối cùng là Papua theo vị trí của các đảo này so với đường xích đạo. Đặc biệt, lượng mưa năm 2020 ghi nhận được cao hơn nhiều so với những năm trước. Ông Indra giải thích điều này là do tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu.
Theo số liệu của cơ quan quản lý thảm hoạ quốc gia Indonesia, từ 1/1/2020 đến nay đã có 455 thảm hoạ do thời tiết gây ra trên toàn Indonesia khiến 94 người thiệt mạng và gần 1 triệu người phải di tản, chủ yếu là do lũ lụt, lở đất và lốc xoáy. Tính đến nay, lũ lụt là thảm hoạ phổ biến nhất ở đất nước này vào năm 2020, với tổng số 171 trận lũ làm 86 người thiệt mạng. Hàng chục ngàn ngôi nhà bị hư hại.
Cơ quan quản lý thảm hoạ quốc gia Indonesia yêu cầu người dân tiếp tục cảnh giác với những nguy cơ tiềm tàng do lũ lụt, sạt lở đất, gió mạnh và sấm sét./.
Theo VOV
Các tin khác
Chất thải nhựa trên các dòng sông và đại dương thường liên tục nhả các hóa chất vào nước. Cho đến tận bây giờ, người ta vẫn còn chưa biết số lượng các chất đó lớn như thế nào và trong đó thì những hợp chất nào phát thải mạnh nhất.
Nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng sóng nhiệt có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến loài ong đất - một trong những loài thụ phấn quan trọng bậc nhất trong tự nhiên.
Trong cuộc chiến chống lại biến đổi khí hậu, dữ liệu thống kê đóng vai trò vô cùng quan trọng, đặc biệt là những dữ liệu chất lượng cao, giúp các nhà hoạch định chính sách đưa ra những quyết định sáng suốt và hiệu quả.
Nền tảng của chiến lược đạt mục tiêu carbon âm tính của Bhutan - quốc gia ở phía Đông dãy Himalaya - là chính sách bảo tồn rừng nghiêm ngặt. Hiến pháp Bhutan quy định rằng ít nhất 60% diện tích đất phải được rừng bao phủ...