Khí thải CO2 toàn cầu giảm mạnh từ khi có dịch COVID-19

  • Cập nhật: Thứ năm, 12/3/2020 | 3:53:44 Chiều

Hoạt động công nghiệp gián đoạn không chỉ ở Trung Quốc mà còn ở nhiều quốc gia khác là nguyên nhân chủ yếu gây suy giảm lượng khí thải CO2 trên toàn cầu.

Dù đang gây thiệt hại cho nhiều quốc gia trên thế giới nhưng dịch COVID-19 lại gián tiếp mang lại tín hiệu tích cực cho môi trường khi lượng khí CO2 từ đầu năm đến nay giảm đáng kể.
Ảnh minh họa. ITN
Trung Quốc là trung tâm của đại dịch lần này, đồng thời cũng là nước thải ra lượng CO2 lớn nhất thế giới. Theo nghiên cứu của tổ chức khí hậu phi lợi nhuận Carbon Brief, trong thời gian dịch COVID-19 diễn ra, lượng CO2 thải ra môi trường của Trung Quốc giảm khoảng 25% so với cùng kỳ năm 2019 (tương đương giảm 200 triệu tấn).

Hoạt động công nghiệp gián đoạn không chỉ ở Trung Quốc mà còn ở nhiều quốc gia khác là nguyên nhân chủ yếu gây suy giảm lượng khí thải CO2 trên toàn cầu.

Carbon Brief thống kê, so với cùng kỳ, lượng tiêu thụ than đá cho hoạt động nhiệt than giảm 36%, lượng than cốc sử dụng giảm 23%, lượng NO2 cho hoạt động vệ tinh giảm 37%, trữ lượng tinh chế dầu giảm 34%.

Ngoài ra, nhiều quốc gia cũng đã yêu cầu tránh tụ tập đông người, bên cạnh tâm lý hạn chế ra ngoài trong những ngày này cũng góp phần giảm lượng khí CO2.

Các buổi họp, hội nghị bị dời lại; hàng loạt những buổi văn nghệ, thời trang, thể thao, hoạt động du lịch buộc tạm dừng cũng hạn chế các chuyến bay, nhất là những chặng xuyên lục địa vốn thải ra nhiều lượng khí nhà kính.

Theo thống kê, hàng chục ngàn chuyến bay trên toàn cầu cũng đã bị hủy từ đầu năm 2020. Carbon Brief ghi nhận trong những ngày dịch COVID-19 đạt đỉnh, những chuyến bay bị hủy đã làm giảm bớt đến 10% lượng khí nhà kính và tính trung bình 2 tháng qua giảm 5%.

Theo The Guardian, nếu xu hướng này vẫn duy trì, lần đầu tiên thế giới sẽ giảm khí CO2 kể từ khi cuộc khủng hoảng kinh tế 2008-2009 diễn ra. Hằng năm, khí thải CO2 toàn cầu thường gia tăng khoảng 1%, tương đương 317 triệu tấn.
 
Theo Báo Chính Phủ
  •  
Các tin khác

Chất thải nhựa trên các dòng sông và đại dương thường liên tục nhả các hóa chất vào nước. Cho đến tận bây giờ, người ta vẫn còn chưa biết số lượng các chất đó lớn như thế nào và trong đó thì những hợp chất nào phát thải mạnh nhất.

Nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng sóng nhiệt có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến loài ong đất - một trong những loài thụ phấn quan trọng bậc nhất trong tự nhiên.

Trong cuộc chiến chống lại biến đổi khí hậu, dữ liệu thống kê đóng vai trò vô cùng quan trọng, đặc biệt là những dữ liệu chất lượng cao, giúp các nhà hoạch định chính sách đưa ra những quyết định sáng suốt và hiệu quả.

Nền tảng của chiến lược đạt mục tiêu carbon âm tính của Bhutan - quốc gia ở phía Đông dãy Himalaya - là chính sách bảo tồn rừng nghiêm ngặt. Hiến pháp Bhutan quy định rằng ít nhất 60% diện tích đất phải được rừng bao phủ...