Israel ‘chỉnh’ hệ vi sinh của bò để giảm phát thải khí mê-tan

  • Cập nhật: Thứ ba, 19/5/2020 | 11:17:30 Sáng

Công nghệ táo bạo này vừa được các nhà nghiên cứu thực hiện ở Đại học Ben-Gurion (BGU), miền nam Israel.

Lượng phát thải khí nhà kính mê tan từ hoạt động chăn nuôi gia súc ngày một lớn. Ảnh: The LAT

Theo các nhà khoa học, bằng cách kiểm soát được hệ vi sinh của vật nuôi đã giúp ngăn chặn được bò sữa giảm phát thải ra lượng khí mê-tan, một trong những loại khí nhà kính nghiêm trọng nhất gây ra sự nóng lên của Trái đất hay biến đổi khí hậu toàn cầu, cao gấp 3 lần so với nguồn khí thải CO2.

Hệ vi sinh (microbiome) vốn có chức năng kiểm soát hầu hết các khía cạnh và hoạt động của hệ tiêu hóa của động vật cũng như con người. Do đó ngay từ khi vi khuẩn sinh ra nó đã tạo nên một hệ vi sinh vật độc đáo, sau đó phát triển theo trật tự thời gian.

Trong một nghiên cứu được công bố trước đó trên tạp chí khoa học Nature Communications, nhóm các nhà khoa học ở BGU đã tiến hành một thí nghiệm kéo dài ba năm trên 50 con bò sữa, trong đó một nửa số này được sinh tự nhiên và nửa còn lại là sinh mổ.

Quá trình theo dõi và nghiên cứu cho thấy có sự khác biệt lớn về sự phát triển cũng như thành phần của hệ vi sinh của hai nhóm bò này. Phát hiện cơ bản này đã cho phép các nhà nghiên cứu phát triển một thuật toán để dự đoán và mô phỏng sự phát triển của hệ vi sinh bò theo thời gian dựa trên sự cấu thành của nó.


Ngành chăn nuôi gia súc lớn gây ô nhiễm môi trường cao gấp năm lần so với gia cầm. Ảnh: The Guardian

"Với phát hiện mới mẻ này, chúng tôi có thể điều chỉnh hệ số thức ăn, phụ gia trong khẩu phần của bò sữa nói riêng và hoạt động chăn nuôi nói chung nhằm giảm các tác động tiêu cực đến môi trường để đạt những kết quả theo mong muốn", các nhà nghiên cứu cho biết.

Theo các nghiên cứu trước đây, lượng khí mê-tan phát thải từ quá trình lên men của dạ cỏ bò thịt thông qua khẩu phần ăn lên tới 20,9kg/con mỗi năm. Lượng khí thải từ các hoạt động chăn nuôi của gia súc nhai lại, phát sinh từ quá trình lên men trong hệ tiêu hóa chiếm khoảng 6,3% tổng lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính toàn cầu.
 
Trong khi đó, ước tính mỗi con bò sữa cao sản thường phát thải 450-550 gam khí mê-tan từ dạ cỏ mỗi ngày. Nguồn năng lượng mê-tan còn lại được sử dụng một phần để tổng hợp mô để tăng trọng lượng cơ thể của bò.

Theo báo cáo của Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) thuộc Liên Hợp quốc), việc tiêu thụ thịt và sữa của nhân loại là một tác nhân lớn làm cho Trái đất nóng lên do ngành chăn nuôi số lượng lớn tạo ra ô nhiễm từ chất thải gia súc sẽ làm suy thoái môi trường. Hoạt động chăn nuôi gia súc không chỉ chiếm nhiều đất để làm trang trại, bãi chăn thả, mỗi con bò còn ngốn hơn 41.500 lít nước/năm.

Hồi đầu năm nay, Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ (EPA) công bố một báo cáo cho biết, lượng khí mê-tan phát sinh từ hoạt động chăn nuôi chiếm 25% tổng lượng phát thải khí mê-tan tại Mỹ. Theo thống kê của FAO, ngành chăn nuôi thế giới hiện nay đang thải ra 44% lượng khí mê-tan, hiệu ứng gây biến đổi khí hậu Trái đất.
Theo KIM LONG/Nông nghiệp Việt Nam
  •  
Các tin khác

Chất thải nhựa trên các dòng sông và đại dương thường liên tục nhả các hóa chất vào nước. Cho đến tận bây giờ, người ta vẫn còn chưa biết số lượng các chất đó lớn như thế nào và trong đó thì những hợp chất nào phát thải mạnh nhất.

Nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng sóng nhiệt có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến loài ong đất - một trong những loài thụ phấn quan trọng bậc nhất trong tự nhiên.

Trong cuộc chiến chống lại biến đổi khí hậu, dữ liệu thống kê đóng vai trò vô cùng quan trọng, đặc biệt là những dữ liệu chất lượng cao, giúp các nhà hoạch định chính sách đưa ra những quyết định sáng suốt và hiệu quả.

Nền tảng của chiến lược đạt mục tiêu carbon âm tính của Bhutan - quốc gia ở phía Đông dãy Himalaya - là chính sách bảo tồn rừng nghiêm ngặt. Hiến pháp Bhutan quy định rằng ít nhất 60% diện tích đất phải được rừng bao phủ...