Ngày Đại dương Thế giới: Nâng cao nhận thức về biển và đại dương
- Cập nhật: Thứ ba, 9/6/2020 | 8:46:46 Sáng
Đại hội đồng Liên hợp quốc chọn ngày 8-6 hằng năm là Ngày Đại dương Thế giới. Mục tiêu của việc kỷ niệm ngày này là nhằm nâng cao nhận thức về vai trò đặc biệt quan trọng của biển và đại dương.
Đại dương và cuộc sống trong lòng nó cũng hấp thụ khoảng ¼ lượng khí CO2 mà chúng ta thải ra.Tuy nhiên, khi đại dương hấp thụ CO2, nó lại gia tăng lượng acid. Ngày nay, các đại dương bị acid hóa nhiều hơn so với ít nhất 800.000 năm trước và điều đó ảnh hưởng tới hầu hết các loài sinh vật biển.
Tại Việt Nam, đã có nhiều hoạt động nhân sự kiện này. Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam năm 2020 với chủ đề "Đổi mới để phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam”, với mục đích đổi mới công tác xây dựng, thực hiện kế hoạch của các bộ, ngành và địa phương.
Theo đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường xác định phải triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp trong đó tập trung 5 lĩnh vực quan trọng cần đổi mới và đột phá là: Tập trung rà soát, từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật và cơ chế, chính sách về tài nguyên, môi trường biển, hải đảo; coi khoa học - công nghệ, phát triển nguồn nhân lực biển chất lượng cao là phương tiện thúc đẩy đổi mới, sáng tạo.
Ứng dụng những thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, trí tuệ nhân tạo vào công tác quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường; đổi mới mạnh mẽ hơn nữa trong công tác quản trị biển và đại dương, quản lý vùng bờ đảm bảo hiện đại, đồng bộ, nâng cao hiệu quả phối hợp và xây dựng đội ngũ cán bộ có năng lực, trình độ chuyên môn cao; đẩy mạnh công tác điều tra cơ bản, thực hiện tốt Chương trình trọng điểm điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển và hải đảo đến năm 2030; nâng cao vị thế, vai trò, trách nhiệm của Việt Nam là Chủ tịch ASEAN năm 2020 và là thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (UNSC) đóng góp trách nhiệm vào các nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế trong việc đảm bảo hòa bình, an ninh và phát triển bền vững
Cùng hành động để bảo vệ và phục hồi đại dương, chung tay giữ gìn màu xanh của biển, đổi mới vì cuộc sống dưới lòng đại dương, vì một đại dương sạch không rác thải nhựa là những thông điệp của Ngày Đại dương Thế giới 8-6.
Chủ động, tích cực tham gia và đề xuất, thực hiện các sáng kiến hợp tác về các lĩnh vực quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, giảm thiểu rác thải nhựa đại dương trong khuôn khổ ASEAN và khu vực Thái Bình Dương, góp phần bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp trên biển của ta.
Các khẩu hiệu tuyên truyền biển và hải đảo Việt Nam năm 2020: Về chủ quyền biển đảo, Quyết tâm giữ gìn, bảo vệ biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc; Hoàng Sa -Trường Sa là máu thịt của Tổ quốc Việt Nam; Tất cả vì biển, đảo quê hương, vì biên cương Tổ quốc; Chung sức bảo vệ chủ quyền biển, đảo Việt Nam.
Về rác thải nhựa: Ngăn chặn ô nhiễm nhựa và khuyến khích các giải pháp đổi mới vì một đại dương khỏe mạnh; Giảm rác thải nhựa, tăng màu sống xanh; Vì một đại dương sạch không rác thải nhựa; Chung tay hành động vì biển xanh không rác thải nhựa; Bảo vệ môi trường biển, hãy bắt đầu ngay từ bây giờ; Chung tay gìn giữ màu xanh của biển.
Về phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam: Kinh tế xanh cho sự phát triển bền vững biển, đảo Việt Nam; Hãy hành động vì sự phát triển bền vững của đại dương và hệ sinh thái biển; Sử dụng bền vững nguồn lợi từ biển và đại dương là trách nhiệm của chúng ta; Thực hiện thắng lợi Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam; Phát triển bền vững kinh tế biển – Không một ai bị bỏ lại phía sau.
Về đổi mới vì một đại dương bền vững: Cùng hành động để bảo vệ và phục hồi đại dương; Bảo tồn hành tinh xanh, tạo nên sự khác biệt; Đổi mới vì cuộc sống dưới lòng đại dương; Đổi mới, sáng tạo để phát triển kinh tế biển xanh.
Sẽ giảm thiểu 75% rác thải nhựa trên biển và đại dương đến năm 2030
Theo ông Tạ Đình Thi, Tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam năm 2020 với chủ đề "Đổi mới để phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam”, với mục đích đổi mới công tác xây dựng, thực hiện kế hoạch của các bộ, ngành và địa phương. "Đây cũng chính là dịp để các địa phương ven biển, các cơ quan, doanh nghiệp thể hiện cam kết bảo vệ biển và hải đảo, phát huy thế mạnh của biển, đảo để phát triển kinh tế; bảo tồn và giữ gìn giá trị to lớn của biển và đại dương”.
Nhân sự kiện này, nhiều hoạt động thiết thực cũng diễn ra như: Các chiến dịch ra quân làm vệ sinh môi trường biển, thu gom xử lý chất thải, rác thải, không thải rác thải nhựa ra môi trường; tăng cường kiểm soát việc thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải, rác thải, rác thải nhựa ven biển và trên các hải đảo; khuyến khích các nghiên cứu về biển, đảo, hoạt động sản xuất kinh doanh thân thiện với môi trường biển; tổ chức khởi công, xây dựng, bàn giao các công trình bảo vệ môi trường phục vụ lợi ích của cộng đồng,…
Để thực hiện các mục tiêu, kế hoạch đã đề ra 5 nhiệm vụ trọng tâm: Tuyên truyền, nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi, ứng xử với các sản phẩm nhựa và rác thải nhựa đại dương; Thu gom, phân loại, lưu giữ, vận chuyển và xử lý chất thải, rác thải nhựa từ các hoạt động ở khu vực ven biển và trên biển; Kiểm soát rác thải nhựa từ nguồn; Hợp tác quốc tế, nghiên cứu khoa học, ứng dụng, phát triển, chuyển giao công nghệ về xử lý rác thải nhựa đại dương; Điều tra, khảo sát, rà soát, nghiên cứu, xây dựng cơ chế quản lý rác thải nhựa đại dương đảm bảo đồng bộ, thống nhất, hiệu lực, hiệu quả.
Các tin khác
Chất thải nhựa trên các dòng sông và đại dương thường liên tục nhả các hóa chất vào nước. Cho đến tận bây giờ, người ta vẫn còn chưa biết số lượng các chất đó lớn như thế nào và trong đó thì những hợp chất nào phát thải mạnh nhất.
Nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng sóng nhiệt có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến loài ong đất - một trong những loài thụ phấn quan trọng bậc nhất trong tự nhiên.
Trong cuộc chiến chống lại biến đổi khí hậu, dữ liệu thống kê đóng vai trò vô cùng quan trọng, đặc biệt là những dữ liệu chất lượng cao, giúp các nhà hoạch định chính sách đưa ra những quyết định sáng suốt và hiệu quả.
Nền tảng của chiến lược đạt mục tiêu carbon âm tính của Bhutan - quốc gia ở phía Đông dãy Himalaya - là chính sách bảo tồn rừng nghiêm ngặt. Hiến pháp Bhutan quy định rằng ít nhất 60% diện tích đất phải được rừng bao phủ...