Mực nước sông Mekong tại Đông Bắc Thái Lan lên cao sau mưa lớn

  • Cập nhật: Thứ tư, 5/8/2020 | 10:39:36 Sáng

Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, mực nước sông Mekong tại tỉnh Nakhon Phanom giáp với Lào đang tăng lên sau khi có mưa lớn trong vùng trong vài ngày qua.


Binh sĩ quân đội Thái Lan giúp người dân dọn dẹp sau trận lũ quét tại tỉnh Loei, miền Bắc Thái Lan, ngày 3/8/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Mực nước sông Mekong vào sáng 4/8 đã dâng cao hơn 1m so với ngày 3/8, đạt độ cao 5m. Chính quyền tỉnh Nakhon Phanom ở Đông Bắc Thái Lan đã khuyến cáo người dân sinh sống dọc theo sông Mekong và các phụ lưu cảnh giác đề phòng lũ quét, thậm chí ngay cả khi dòng sông Mekong vẫn có thể tiếp nhận thêm nhiều nước.
Cùng với dự báo sẽ có thêm mưa, các quan chức thủy lợi tại hồ Nong Han đã bắt đầu xả nước vào sông Nam Kan, dòng sông dài 120km đổ vào sông Mekong. Tuy nhiên, do thời tiết năm nay biến đổi cao, lượng nước xả sẽ được đánh giá hàng ngày để đảm bảo có đủ nước cho sử dụng của các hộ gia đình và nông nghiệp nếu xảy ra tình trạng không có mưa dài ngày.
Cùng ngày, Triều Tiên cảnh báo lũ lụt trong ngày 6-7/8 ở các khu vực dọc 3 con sông ở miền Tây, gồm Chongchon, Ryesong và Taedong, do mưa lớn kéo dài ở nhiều nơi trên cả nước. Cả 3 con sông này đều chảy ra biển Hoàng Hải, trong đó sông Taedong chảy qua Bình Nhưỡng. Cơ quan khí tượng Triều Tiên cho biết nhiều nơi trên cả nước đã ghi nhận lượng mưa tới 40mm/h từ đêm 3/8 đến ngày 4/8 và lượng mưa tại Bình Nhưỡng đã lên tới hơn 100mm. Miền Trung Triều Tiên đang phải chịu ảnh hưởng của trận bão số 4, dự báo sẽ tiếp tục có mưa lớn ở nhiều nơi, có thể lên tới 500mm tại tỉnh Gangwon.
Tại Yemen, 17 người đã thiệt mạng, trong đó có 6 trẻ em do lũ lụt và sét đánh ở vùng Marib. Dông tố đã hoành hành ở nhiều tỉnh, trong đó có thủ đô Sanaa, tỉnh Amran, Hodeida, Taez, Saada và Hadramaut. Hàng chục ngôi nhà đã bị phá hủy. Chính phủ đã kêu gọi "các giải pháp khẩn để đối mặt với nguy cơ tiềm tàng đối với đập Marib khi mưa lũ tiếp diễn".
Bích Liên (TTXVN)

  •  
Các tin khác

Chất thải nhựa trên các dòng sông và đại dương thường liên tục nhả các hóa chất vào nước. Cho đến tận bây giờ, người ta vẫn còn chưa biết số lượng các chất đó lớn như thế nào và trong đó thì những hợp chất nào phát thải mạnh nhất.

Nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng sóng nhiệt có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến loài ong đất - một trong những loài thụ phấn quan trọng bậc nhất trong tự nhiên.

Trong cuộc chiến chống lại biến đổi khí hậu, dữ liệu thống kê đóng vai trò vô cùng quan trọng, đặc biệt là những dữ liệu chất lượng cao, giúp các nhà hoạch định chính sách đưa ra những quyết định sáng suốt và hiệu quả.

Nền tảng của chiến lược đạt mục tiêu carbon âm tính của Bhutan - quốc gia ở phía Đông dãy Himalaya - là chính sách bảo tồn rừng nghiêm ngặt. Hiến pháp Bhutan quy định rằng ít nhất 60% diện tích đất phải được rừng bao phủ...