Thành phố Hồ Chí Minh thu phí sử dụng tạm thời lòng đường, hè phố từ 1/9/2023

  • Cập nhật: Thứ hai, 31/7/2023 | 9:50:45 Sáng

Ngày 26/7, UBND Thành phố Hồ Chí Minh đã ban hành Quyết định quy định về quản lý và sử dụng tạm thời một phần lòng đường, hè phố trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 1/9/2023 và thay thế Quyết định số 74/2008/QĐ-UBND ngày 23/10/2008 của UBND TP quy định về quản lý và sử dụng tạm thời một phần lòng đường, vỉa hè trên địa bàn TP Hồ Chí Minh.
Quy định này nhằm quản lý và sử dụng tạm thời một phần lòng đường, hè phố của hệ thống đường bộ trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh bảo đảm an toàn, hiệu quả và mỹ quan đô thị.
Về nguyên tắc quản lý, Quyết định nêu rõ: Sử dụng tạm thời một phần lòng đường, hè phố không gây mất trật tự, an toàn giao thông; không chắn ngang nơi đường giao nhau, trước cổng và trong phạm vi 05 (năm) mét hai bên cổng trụ sở cơ quan, tổ chức.

Ảnh minh họa/Nguồn: Internet
Chiều rộng hè phố dành cho người đi bộ (không tính phần bó vỉa) tối thiểu từ 1,5 m.
Sử dụng tạm thời một phần lòng đường ngoài mục đích giao thông (không áp dụng trên tuyến quốc lộ đi qua đô thị) phải bảo đảm phần lòng đường còn lại đủ bố trí tối thiểu 2 làn xe ô tô cho một chiều lưu thông; trường hợp đặc biệt do UBND TP Hồ Chí Minh quyết định.
Việc sử dụng tạm thời một phần lòng đường, hè phố phải được cơ quan chức năng có thẩm quyền cấp phép hoặc chấp thuận. Các hoạt động sử dụng tạm thời một phần lòng đường, hè phố được UBND TP Hồ Chí Minh ban hành kế hoạch cụ thể sẽ không phải cấp giấy phép.
Việc đỗ xe ô tô trên hè phố chỉ được thực hiện tại nơi có biển báo hiệu giao thông cho phép đỗ xe.
Đảm bảo phù hợp công năng và kết cấu chịu lực của lòng đường, hè phố, công trình hạ tầng kỹ thuật và cây xanh xung quanh; có giải pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông vệ sinh môi trường và mỹ quan đô thị và công tác duy tu, bảo trì hệ thống hạ tầng kỹ thuật, cây xanh phù hợp. Tổ chức, cá nhân làm hư hỏng công trình đường bộ, hệ thống hạ tầng kỹ thuật, cây xanh phải có trách nhiệm sửa chữa, khôi phục theo hiện trạng ban đầu hoặc ở điều kiện tốt hơn.
Phạm vi được phép sử dụng tạm thời lòng đường, hè phố phải được phân định cụ thể.
Tổ chức, cá nhân sử dụng tạm thời một phần lòng đường, hè phố chịu trách nhiệm về công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông theo phương án đã được cơ quan được giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ chấp thuận; thu dọn các phương tiện, thiết bị, vệ sinh và hoàn trả nguyên trạng lòng đường, hè phố khi kết thúc sử dụng.
Việc sử dụng tạm thời một phần lòng đường, hè phố phải nộp phí theo quy định.

An Nhiên



Nguồn Chuyên trang Quản lý Môi trường
  •  
Các tin khác

Do mưa lũ diễn biến phức tạp, cầu Phong Châu (Phú Thọ) bị sập, lực lượng chức năng đang tổ chức phân luồng giao thông.

Ảnh hưởng của bão số 3 (bão Yagi) đã làm cho nhiều xã tại các huyện Lục Ngạn, Sơn Động, Lục Nam thuộc tỉnh Bắc Giang bị ngập sâu, và chia cắt cục bộ.

Bão số 3 quét qua Hà Nội khiến hàng nghìn cây xanh đô thị gãy đổ. Theo chuyên gia, một phần nguyên nhân do những năm qua trên địa bàn TP Hà Nội trồng mới loại cây xanh to (cỡ lớn) đã bị cắt bộ rễ để trồng trên phố, trong khu đô thị.

Trong bối cảnh các nhà nhập khẩu yêu cầu khắt khe về tiêu chuẩn sản phẩm xanh, việc phát triển khu công nghiệp sinh thái tại Việt Nam không còn là giải pháp được khuyến nghị mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc...