Di tích trăm năm tuổi trong Lễ hội Thiết kế sáng tạo 2023

  • Cập nhật: Thứ tư, 8/11/2023 | 11:13:52 Sáng

Nằm trên tuyến trải nghiệm chính của mùa Lễ hội Hà Nội Thiết kế Sáng tạo 2023, Tháp Hàng Đậu cùng với Ga Gia Lâm, Ga Long Biên và nhà máy xe lửa Gia Lâm đều là những địa điểm lịch sử có tuổi đời hơn 100 năm.

Với không gian trưng bày được tái thiết kế và sáng tạo vô cùng độc đáo, các di tích hứa hẹn sẽ đem lại trải nghiệm tuyệt nhất cho người tham gia năm nay.

Tháp Hàng Đậu



Tháp nước Hàng Đậu được xây dựng vào năm 1894, trước cả khi cầu Long Biên được khởi công, là công trình cấp nước sinh hoạt trên ngã 6 phố Hàng Đậu – Hàng Than – Quán Thánh – Hàng Lược – Hàng Giấy – Phan Đình Phùng. Mục đích xây dựng Tháp nước Hàng Đậu là nhu cầu sử dụng nước đảm bảo vệ sinh và cung cấp nước cho nhà máy Yên Phụ vì quá trình quy hoạch của thực dân Pháp dẫn đến việc không thể sử dụng nước sông, ao làm nguồn nước sinh hoạt nên đất xây nhà máy cần có nguồn nước dễ khai thác, và gần nơi trú quân và cơ quan hành chính thuận lợi cho việc phục vụ.

Ga Long Biên



Ga Long Biên đưa vào hoạt động từ năm 1902, cùng thời điểm với cầu Long Biên. Đây cũng là nhà ga nhỏ đầu tiên nằm trong khu vực nội thành cũ trong tuyến đường chạy về các tỉnh phía Đông Bắc sông Hồng từ nhà ga trung tâm Hà Nội. Trước đây, ga Long Biên còn có tên là ga Đầu Cầu vì có vị trí ở đầu cầu Long Biên. Thực chất, ga Long Biên là một trạm dừng ngắn vì chỉ có duy nhất một tuyến đường ray chính.

Do ga Long Biên kết nối với đoạn đầu cầu Long Biên nên toàn bộ khu nhà chính được đặt trên các vòm đá hộc của cầu dẫn tàu hỏa chạy dọc phố Gầm Cầu, và không nằm trên mặt đất như các ga khác. Vào năm 2019, ga Long Biên "khoác màu áo mới” sau sửa chữa và cải tạo để phục vụ cho mục đích di chuyển của người dân.

Trong quá trình xây dựng mạng lưới tàu hỏa ở Đông Dương, ga Gia Lâm xây dựng trở thành ga nội địa trung chuyển giữa các tuyến đường chính như Hà Nội – Đồng Đăng, Hà Nội – Hải Phòng và Lào Cai tại biên giới với Trung Quốc,.. Dưới sự chỉ huy của Toàn quyền Paul Doumer, tuyến đường Lạng Sơn – Bắc Giang ban đầu được xây dựng khoảng năm 1890-1894 được mở rộng tới Hà Nội (1900) và đến Đồng Đăng (1902).

Nhà máy xe lửa Gia Lâm: Tồn tại mạnh mẽ sau hai trận chiến tàn khốc



Năm 1905, ba năm sau khi cầu Long Biên đi vào hoạt động, Công ty đường sắt Vân Nam thành lập Nhà máy Hỏa xa Gia Lâm với mục đích bảo dưỡng động cơ hơi nước và các toa xe. Với tổng diện tích 4,500 m2 sẵn có, nhà máy được nâng tổng diện tích thêm 50ha đất nông nghiệp – cho đến hiện nay, mảnh đất này vẫn tọa lạc ngay trong khu vực trung tâm phát triển của Thủ đô.

Thực dân Pháp tìm cách khai thác tài nguyên của nước thuộc địa vì lợi ích công nghiệp ở Pháp. Để hoàn thành mục đích khai thác tài nguyên và đàn áp phong trào cách mạng, chính quyền thực dân sử dụng nguồn nhân công rẻ mạt để xây dựng đường sắt. Trong giai đoạn đó, công nhân bị bóc lột sức lao động trong điều kiện sống nghèo nàn. Từ đó, các cuộc biểu tình, đình công liên tục diễn ra từ những năm 1913 đến 1939.

Sau khi Nhật Bản thành công chiếm đóng Việt Nam vào năm 1940, họ tiếp quản nhà máy và lúc này, công nhân bị ép buộc chuyển sang sản xuất bom và vũ khí theo sự yêu cầu của chính quyền Nhật Bản. Nhà máy trong giai đoạn từ 1940 đến 1954 đã trải qua rất nhiều sự thay đổi của người cầm quyền, có thời điểm buộc thay đổi mục đích sản xuất hoặc đối diện với việc tạm ngừng hoạt động (1948) và cuối cùng vào ngày 10/10/1954, nhà máy vận hành trở lại với tên gọi Công ty cổ phần Xe lửa Gia Lâm

Trong suốt một thập kỷ, nhà máy đã đạt được một số thành tựu sản xuất công nghiêp nhất định như xây dựng toa đầu diesel đầu tiên do công nhân nhà máy chế tạo (1960) và đầu máy Tự Lực III hoàn thành trong thời gian Mỹ bắt đầu ném bom tại khu vực miền Bắc.

Thời gian đầu trong cuộc chiến chống Mỹ, nhà máy vẫn duy trì hoạt động dù trải qua sáu cuộc không kích lớn và nhiều bộ phận đã bị bom phá hủy. Tuy nhiên cho đến năm 1967, khi hứng chịu sáu cuộc đánh bom, khu nhà xưởng đã bị hủy diệt hoàn toản.

Cho đến thời kỳ Đổi mới, nhà máy trải qua cuộc đại trùng tu và xây dựng lại với sự hỗ trợ của Ba Lan. Năm 2000, nhà máy đánh dấu việc phát minh thành công toa tàu cho tàu cao tốc thế hệ hai và nâng cấp tất cả toa tàu thế hệ thứ nhất với công nghệ và thiết bị hiện đại.

Hiện nay, nhà máy vẫn làm việc theo các đơn hàng do Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam đề ra.

Theo Tạp chí Kiến trúc
  •  
Các tin khác

Do mưa lũ diễn biến phức tạp, cầu Phong Châu (Phú Thọ) bị sập, lực lượng chức năng đang tổ chức phân luồng giao thông.

Ảnh hưởng của bão số 3 (bão Yagi) đã làm cho nhiều xã tại các huyện Lục Ngạn, Sơn Động, Lục Nam thuộc tỉnh Bắc Giang bị ngập sâu, và chia cắt cục bộ.

Bão số 3 quét qua Hà Nội khiến hàng nghìn cây xanh đô thị gãy đổ. Theo chuyên gia, một phần nguyên nhân do những năm qua trên địa bàn TP Hà Nội trồng mới loại cây xanh to (cỡ lớn) đã bị cắt bộ rễ để trồng trên phố, trong khu đô thị.

Trong bối cảnh các nhà nhập khẩu yêu cầu khắt khe về tiêu chuẩn sản phẩm xanh, việc phát triển khu công nghiệp sinh thái tại Việt Nam không còn là giải pháp được khuyến nghị mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc...