Mới đây, các nhà khoa học tại Trường Đại học Bang Washington thông báo nhận được khoản tài trợ 2 triệu USD từ Quỹ Khoa học quốc gia Mỹ (NSF) để phát triển các công nghệ tiềm năng tái chế rác thải nhựa
Theo nhóm nghiên cứu, kỹ thuật mới này có hiệu quả cao về mặt chi phí với khả năng chuyển đổi gần 90% nguyên liệu đầu vào. Quy trình cũng diễn ra nhanh chóng, chỉ mất chưa đầy 1 giờ từ đầu đến cuối; có thể chuyển đổi khoảng 90% nhựa thành các thành phần được sử dụng để sản xuất nhiên liệu máy bay ở nhiệt độ 220 độ C, thấp hơn nhiều so với nhiệt độ ở phương pháp tái chế cơ học.
Ảnh minh họa
Tác giả chính của dự án, phó giáo sư Lâm Hồng Phi từ Trường Đại học Bang Washington khẳng định với Daily Mail: "Trong ngành công nghiệp tái chế, chi phí là yếu tố then chốt nên công trình là cột mốc quan trọng để thúc đẩy thương mại hóa công nghệ mới".
Việc tìm kiếm các giải pháp thay thế thân thiện với môi trường, chẳng hạn như phân hủy sinh học thay vì xử lý truyền thống, là ưu tiên hàng đầu. Hồi tháng 7, hai nhà khoa học người Mỹ Stephen Tecktmann và Ting Liu giành được giải thưởng Future Insight năm 2021 vì đã tạo ra quy trình cho phép tái chế nhựa thành protein.
Trước đó, các nhà nghiên cứu Mỹ đã khám phá ra một enzyme tự nhiên làm tác nhân phân hủy nhựa mở ra cơ hội tái chế hàng triệu tấn nhựa tồn tại hàng trăm năm trong môi trường. Giới khoa học Mỹ cũng tìm ra sâu bột/ấu trùng của bọ cánh cứng Tenebrio molitor có thể sống bằng cách ăn xốp cách nhiệt và một số loại nhựa khác, biến đổi nhựa thành CO2, chất thải có thể bị phân hủy bởi vi khuẩn để làm phân bón cho cây. Họ dự định khảo sát những vi sinh vật sống trong ruột sâu bột có thể phá vỡ cấu trúc của nhựa dùng để chế tạo linh kiện xe hơi, vải dệt và vi hạt nhựa hay không.
Nguồn Môi trường và Đô thị Việt Nam (T/h)
Vietwater 2024 không chỉ quy tụ hơn 450 nhà triển lãm hàng đầu đến từ hơn 25 quốc gia và vùng lãnh thổ, mà còn thu hút hơn 10.000 khách tham quan thương mại chuyên ngành.
Tên Yagi, được sử dụng để đặt cho năm cơn bão nhiệt đới ở Tây Bắc Thái Bình Dương và Nhật Bản, có nguồn gốc từ tiếng Nhật, nghĩa là “con dê” hoặc “chòm sao Ma Kết”.
Sự gia tăng nhiệt độ khiến lượng carbon thải ra từ đất tăng từ 7% đến 17% tùy mức độ ấm lên. Hiện tượng này là do các vi sinh vật trong đất hô hấp và chuyển hóa carbon thành CO2.
Tiên phong ứng dụng mô hình kinh tế tuần hoàn và công nghệ hàng đầu, Châu Âu Nam (AMACCAO) ghi dấu ấn với loạt giải pháp vật liệu, sản phẩm mới, đáp ứng xu thế phát triển ngành xây dựng, mở ra lời giải cho bài toán xây dựng bền vững, tiết kiệm.