Các nhà nghiên cứu khoa học đã công bố một phiên bản được thiết kế của vi khuẩn enzym đầu tiên vào năm 2018 có thể phân hủy nhựa trong vài ngày. Nhưng siêu vi khuẩn enzyme mới được tạo ra có thể hoạt động mạnh hơn và phân hủy nhựa nhanh hơn gấp sáu lần.
Siêu enzyme bao gồm enzyme MHETase và PETase (tương ứng là màu đỏ và xanh lam). Ảnh: Aaron McGeehan.
Từ năm 2018, các nhà nghiên cứu đã xác định rằng cấu trúc của một loại vi khuẩn enzyme, được gọi là PETase, có thể tấn công bề mặt tinh thể cứng của chai nhựa. Siêu vi khuẩn enzyme mới được thiết kế bằng cách liên kết hai enzyme riêng biệt, gọi là PETase và MHETase, cả hai đều được tìm thấy trong loài vi khuẩn ăn nhựa được phát hiện tại một bãi rác thải của Nhật Bản vào năm 2016.
Các nhà khoa học hy vọng loại "siêu enzyme" có thể giải quyết cuộc khủng hoảng ô nhiễm. Giáo sư John McGeehan, cho biết: "Khi liên kết các enzyme, khá bất ngờ, chúng tôi phát hiện có sự gia tăng đáng kể về hoạt động của chúng”. Trước đó, vào tháng 4, Công ty Carbios của Pháp đã tiết lộ một loại enzyme khác được phát hiện trong một đống lá ủ, có thể phân hủy 90% chai nhựa trong vòng 10 giờ, nhưng yêu cầu gia nhiệt trên 70 °C. Còn siêu enzyme mới hoạt động ở nhiệt độ phòng và Giáo sư McGeehan cho biết việc kết hợp các phương pháp tiếp cận khác nhau có thể đẩy nhanh tiến độ thương mại hóa trong vòng một hặc hai năm tới. Nhóm nghiên cứu hiện đang kiểm tra và tinh chỉnh để các enzyme hoạt động nhanh hơn nữa.
Siêu vi khuẩn enzyme có nguồn gốc từ vi khuẩn đã phát triển tự nhiên khả năng ăn nhựa, cho phép tái chế hoàn toàn các chai lọ bằng nhựa. Các nhà khoa học tin rằng, kết hợp nó với các enzym phân hủy bông cũng có thể cho phép tái chế quần áo bằng vải hỗn hợp. Ngày nay, hàng triệu tấn quần áo như vậy bị đổ ở bãi rác hoặc bị đốt. Giáo sư John McGeehan, Đại học Portsmouth, Anh cho biết, các loại vải hỗn hợp gồm polyester và cotton thực sự rất khó để tái chế. Kết hợp các enzyme ăn nhựa với các enzyme phân hủy sợi tự nhiên hiện có thể cho phép các vật liệu hỗn hợp được tái chế hoàn toàn.
Nghiên cứu mới của các nhà khoa học tại Đại học Portsmouth và bốn tổ chức của Mỹ được công bố trên tạp chí Proceedings of the National Academy of Sciences.
Rác thải nhựa đã làm ô nhiễm toàn bộ hành tinh, từ Bắc Cực đến các đại dương sâu nhất. Con người hiện đang phải tiêu thụ và hít thở các hạt vi nhựa hàng ngày. Hiện tại, rất khó phân hủy chai nhựa cũ thành các thành phần hóa học để tái chế thành chai nhựa mới. Vì thế trong khi chờ "siêu enzyme" có thể giải quyết cuộc khủng hoảng ô nhiễm nhựa, mỗi năm vẫn sẽ có thêm nhiều triệu sản phẩm nhựa mới được tạo ra từ dầu mỏ.
Ngọc Anh
Nguồn Môi trường và Đô thị Việt Nam
Vietwater 2024 không chỉ quy tụ hơn 450 nhà triển lãm hàng đầu đến từ hơn 25 quốc gia và vùng lãnh thổ, mà còn thu hút hơn 10.000 khách tham quan thương mại chuyên ngành.
Tên Yagi, được sử dụng để đặt cho năm cơn bão nhiệt đới ở Tây Bắc Thái Bình Dương và Nhật Bản, có nguồn gốc từ tiếng Nhật, nghĩa là “con dê” hoặc “chòm sao Ma Kết”.
Sự gia tăng nhiệt độ khiến lượng carbon thải ra từ đất tăng từ 7% đến 17% tùy mức độ ấm lên. Hiện tượng này là do các vi sinh vật trong đất hô hấp và chuyển hóa carbon thành CO2.
Tiên phong ứng dụng mô hình kinh tế tuần hoàn và công nghệ hàng đầu, Châu Âu Nam (AMACCAO) ghi dấu ấn với loạt giải pháp vật liệu, sản phẩm mới, đáp ứng xu thế phát triển ngành xây dựng, mở ra lời giải cho bài toán xây dựng bền vững, tiết kiệm.