Có công viên điện mặt trời lớn nhất thế giới, nhưng Ấn Độ cần nhiều hơn thế
- Cập nhật: Thứ hai, 8/11/2021 | 12:10:53 Chiều
Các nhà chức trách Ấn Độ đã biến điều kiện khắc nghiệt trên sa mạc Thar thành công viên điện mặt trời Bhadla - lợi thế cho cuộc cách mạng năng lượng tái tạo của đất nước.
Ấn Độ với 1,3 tỷ dân được dự đoán sẽ sớm vượt qua Trung Quốc để trở thành quốc gia đông dân nhất thế giới, đồng nghĩa với nhu cầu năng lượng ngày càng tăng. Hiện nay, điện than vẫn chiếm tới 70% sản lượng điện của đất nước, khiến họ trở thành một trong những nguồn phát thải khí nhà kính hàng đầu.
Tại hội nghị COP26 đang diễn ra ở Glasgow, Thủ tướng Narendra Modi cam kết rằng Ấn Độ sẽ tăng công suất năng lượng không hóa thạch lên 500 GW và đến năm 2030, 50% nhu cầu năng lượng của quốc gia sẽ đến từ các nguồn tái tạo như điện gió và điện mặt trời.
Tuy nhiên, việc định hình lại toàn bộ mạng lưới điện cần rất nhiều thời gian và tiền bạc. Khoảng 80% pin mặt trời của Ấn Độ hiện nay vẫn được nhập khẩu từ Trung Quốc, nhà sản xuất lớn nhất thế giới. Trong bài phát biểu tại COP26, Thủ tướng Modi mong đợi các quốc gia phát triển cung cấp hỗ trợ tài chính cần thiết để nước này đạt được những mục tiêu đề ra.
Với công viên điện mặt trời Bhadla lớn nhất trên thế giới đã góp phần làm cho lĩnh vực năng lượng xanh ở Ấn Độ đã tăng gấp 5 lần chỉ trong hơn một thập kỷ qua, và tăng lên mức 100 GW vào năm nay, nhưng lĩnh vực này vẫn cần phải tăng trưởng hơn nữa để Ấn Độ có thể đạt được các mục tiêu chống biến đổi khí hậu.
Bảo Ngọc
Nguồn Môi trường và Đô thị Việt Nam
Các tin khác
Vietwater 2024 không chỉ quy tụ hơn 450 nhà triển lãm hàng đầu đến từ hơn 25 quốc gia và vùng lãnh thổ, mà còn thu hút hơn 10.000 khách tham quan thương mại chuyên ngành.
Tên Yagi, được sử dụng để đặt cho năm cơn bão nhiệt đới ở Tây Bắc Thái Bình Dương và Nhật Bản, có nguồn gốc từ tiếng Nhật, nghĩa là “con dê” hoặc “chòm sao Ma Kết”.
Sự gia tăng nhiệt độ khiến lượng carbon thải ra từ đất tăng từ 7% đến 17% tùy mức độ ấm lên. Hiện tượng này là do các vi sinh vật trong đất hô hấp và chuyển hóa carbon thành CO2.
Tiên phong ứng dụng mô hình kinh tế tuần hoàn và công nghệ hàng đầu, Châu Âu Nam (AMACCAO) ghi dấu ấn với loạt giải pháp vật liệu, sản phẩm mới, đáp ứng xu thế phát triển ngành xây dựng, mở ra lời giải cho bài toán xây dựng bền vững, tiết kiệm.