Theo nghiên cứu mới công bố trên tạp chí PNAS của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Mỹ, đại dịch Covid-19 đã tạo ra 25.900 tấn rác thải nhựa đổ ra các đại dương.
Khẩu trang và các loại rác thải nhựa gây ô nhiễm biển Adriatic. Ảnh nhóm nghiên cứu chụp hồi tháng 8/2021
Đại dịch Covid-19 khiến nhu cầu về nhựa dùng một lần tăng cao, gây thêm áp lực đối với vấn đề rác thải nhựa vốn đã mất kiểm soát trên toàn cầu. Với quy trình quản lý chưa phù hợp, lượng rác thải nhựa trong đó có đồ bảo hộ y tế, khẩu trang và găng tay đã vượt quá khả năng xử lý của các quốc gia.
Từ khi đại dịch bắt đầu, 193 quốc gia và vùng lãnh thổ đã tạo ra khoảng 8,4 triệu tấn rác thải nhựa. 46% lượng rác thải nhựa xuất phát từ châu Á do hoạt động sử dụng khẩu trang của cư dân, tiếp theo là châu Âu (24%), châu Mỹ (22%) và châu Phi (8%).
Theo các nhà khoa học, hầu hết rác thải nhựa từ đại dịch sẽ xuất hiện tại các bãi biển hoặc chìm xuống đáy đại dương vào cuối thế kỷ này. Hai tác giả Peng và Wu đến từ Đại học Nam Kinh, Trung Quốc cho biết 87,4% lượng rải thải là từ các bệnh viện, thay vì nhu cầu dùng đồ bảo hộ cá nhân (PPE) - vốn chỉ chiếm 7,6%. Bao bì và bộ dụng cụ xét nghiệm chiếm khoảng 5%.
Tính đến tháng 8/2021, hàng nghìn tấn khẩu trang, găng tay, bộ dụng cụ xét nghiệm đã theo dòng chảy của 369 con sông lớn trôi ra các đại dương. Trong đó, sông Shatt al-Arab mang theo 5.200 tấn rác thải PPE, sông Indus vận chuyển 4.000 tấn, còn con số của sông Dương Tử (Trung Quốc) là 3.700 tấn.
Phát hiện nói trên cho thấy mức độ ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 tới môi trường sống, không chỉ trong thời gian ngắn mà có thể kéo dài trong nhiều năm về sau. Trong đó có nhiều con sông và một số lưu vực cần được chú ý đặc biệt đối với vấn đề ô nhiễm chất thải nhựa.
Chuyên trang Quản lý môi trường
Vietwater 2024 không chỉ quy tụ hơn 450 nhà triển lãm hàng đầu đến từ hơn 25 quốc gia và vùng lãnh thổ, mà còn thu hút hơn 10.000 khách tham quan thương mại chuyên ngành.
Tên Yagi, được sử dụng để đặt cho năm cơn bão nhiệt đới ở Tây Bắc Thái Bình Dương và Nhật Bản, có nguồn gốc từ tiếng Nhật, nghĩa là “con dê” hoặc “chòm sao Ma Kết”.
Sự gia tăng nhiệt độ khiến lượng carbon thải ra từ đất tăng từ 7% đến 17% tùy mức độ ấm lên. Hiện tượng này là do các vi sinh vật trong đất hô hấp và chuyển hóa carbon thành CO2.
Tiên phong ứng dụng mô hình kinh tế tuần hoàn và công nghệ hàng đầu, Châu Âu Nam (AMACCAO) ghi dấu ấn với loạt giải pháp vật liệu, sản phẩm mới, đáp ứng xu thế phát triển ngành xây dựng, mở ra lời giải cho bài toán xây dựng bền vững, tiết kiệm.