Bí ẩn dòng suối không nguồn ở Pháp
- Cập nhật: Thứ bảy, 4/12/2021 | 6:11:20 Chiều
Thị trấn Tonnerre cổ kính phía đông bắc nước Pháp có một suối sâu đặc biệt với tên gọi Fosse Dionne. Mặc dù không ngừng tìm kiếm, những trong nhiều thế kỷ, người ta vẫn không tìm thấy nguồn gốc của con suối bí ẩn này.
Fosse Dionne là một suối karst (karst là một vùng đá vôi bất thường với các hố sụt, suối ngầm và hang động). Mỗi giây, lưu lượng nước suối chảy ra trung bình là 311 lít. Khi trời mưa, con số này lên đến 3.000 lít. Nước của con suối được đẩy lên từ một mạng lưới các hang động đá vôi dưới lòng đất. Vì vậy không một ai, thậm chí nhiều người đã thiệt mạng khi cố gắng đi tìm nguồn gốc của nó. Người dân địa phương dùng nước của Fosse Dionne để uống, giặt giũ, nấu ăn và tắm. Tuy nhiên suốt nhiều thế kỷ qua, họ đã luôn thắc mắc về nơi bắt nguồn của con suối.
Thời Trung cổ, người ta cho rằng có một con rắn lượn quanh sâu trong "trái tim” của Fosse Dionne, một số người thì tin rằng đó là cánh cổng dẫn đến một thế giới khác. Vào thế kỷ 18, người ta cho xây một bức tường đá bao quanh miệng suối ngầm, có chỗ hở để nước chảy ra. Thời gian trôi qua, sự bí ẩn bao trùm càng khiến Fosse Dionne trở nên hấp dẫn.
Năm 1974, hai thợ lặn chuyên nghiệp đã tìm thấy những đoạn hẹp như đá vôi khi lặn sâu xuống dưới con suối. Song thay vì trở lại để thông tin về nguồn gốc của Fosse Dionne, họ đã mãi mãi không trở về.
Năm 1996, một thợ lặn khác cố gắng khám phá thứ ẩn giấu phía dưới mặt nước nhưng rồi cũng phải bỏ mạng. Nhiều năm sau đó, các thợ lặn bị cấm lặn vào mùa xuân, cho đến năm 2019, khi thợ lặn Pierre-Éric Deseigne tiến hành giải mã bí ẩn. Người này lặn xuống sâu hơn 70m dưới lòng đất, bơi sâu vào bên trong một hốc đá 370m nhưng lại phải quay ra và không thể tìm kiếm được gì hơn.
Nguồn Môi trường và Đô thị Việt Nam
Các tin khác
Vietwater 2024 không chỉ quy tụ hơn 450 nhà triển lãm hàng đầu đến từ hơn 25 quốc gia và vùng lãnh thổ, mà còn thu hút hơn 10.000 khách tham quan thương mại chuyên ngành.
Tên Yagi, được sử dụng để đặt cho năm cơn bão nhiệt đới ở Tây Bắc Thái Bình Dương và Nhật Bản, có nguồn gốc từ tiếng Nhật, nghĩa là “con dê” hoặc “chòm sao Ma Kết”.
Sự gia tăng nhiệt độ khiến lượng carbon thải ra từ đất tăng từ 7% đến 17% tùy mức độ ấm lên. Hiện tượng này là do các vi sinh vật trong đất hô hấp và chuyển hóa carbon thành CO2.
Tiên phong ứng dụng mô hình kinh tế tuần hoàn và công nghệ hàng đầu, Châu Âu Nam (AMACCAO) ghi dấu ấn với loạt giải pháp vật liệu, sản phẩm mới, đáp ứng xu thế phát triển ngành xây dựng, mở ra lời giải cho bài toán xây dựng bền vững, tiết kiệm.