Nhóm nghiên cứu thuộc Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam đã phát hiện hai loài thực vật mới tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ.
Đó là là loài Sporoxeia vietnamensis và Strobilanthes spathulatibracteata. Các nhà nghiên cứu cũng đã ghi nhận ba loài bổ sung cho hệ thực vật tại khu bảo tồn là Rungia burmanica, Rungia sinothailandica, Strobilanthes lamiifolia.
Phát hiện trên là một trong những kết quả của đề tài "Nghiên cứu tính đa dạng, đánh giá hiện trạng thực vật bậc cao có mạch, đề xuất các biện pháp bảo tồn và phát triển bền vững tại khu Bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ, tỉnh Bắc Kạn” do TS. Đỗ Văn Hài và các đồng nghiệp thuộc Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật (Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam) thực hiện.
Các nhà khoa học đã tổng hợp thành công khu hệ thực vật bậc cao có mạch tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ với 1251 loài và dưới loài thuộc 728 chi, thuộc 170 họ thực vật của 06 ngành thực vật bậc cao có mạch. Đồng thời, họ đã tổng hợp 14 nhóm giá trị sử dụng của các loài: Nhóm cây làm thuốc có số loài lớn nhất với 749 loài, nhóm cây cho gỗ 257 loài, nhóm cây làm cảnh 141 loài, nhóm cây ăn được 134 loài. Các nhóm cây có số lượng ít là vật liệu xây dựng 14 loài, nhóm cây cho nhựa 09 loài.
Về mức độ quý hiếm, trong số 1.251 loài thực vật bậc cao có mạch được ghi nhận, có 313 loài được nêu tên trong Danh lục đỏ IUCN (2023), 65 loài được nêu tên trong Sách đỏ Việt Nam (2007), 85 loài được nêu tên trong Nghị định số 84/2021/NĐ-CP ngày 22/9/2021 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.
Nhóm nghiên cứu đã xây dựng sáu sơ đồ điểm phân bố các loài thực vật đặc hữu, nguy cấp quý, hiếm có nguy cơ tuyệt chủng, ưu tiên bảo tồn tại khu Bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ.
LÂM HÀ
Vietwater 2024 không chỉ quy tụ hơn 450 nhà triển lãm hàng đầu đến từ hơn 25 quốc gia và vùng lãnh thổ, mà còn thu hút hơn 10.000 khách tham quan thương mại chuyên ngành.
Tên Yagi, được sử dụng để đặt cho năm cơn bão nhiệt đới ở Tây Bắc Thái Bình Dương và Nhật Bản, có nguồn gốc từ tiếng Nhật, nghĩa là “con dê” hoặc “chòm sao Ma Kết”.
Sự gia tăng nhiệt độ khiến lượng carbon thải ra từ đất tăng từ 7% đến 17% tùy mức độ ấm lên. Hiện tượng này là do các vi sinh vật trong đất hô hấp và chuyển hóa carbon thành CO2.
Tiên phong ứng dụng mô hình kinh tế tuần hoàn và công nghệ hàng đầu, Châu Âu Nam (AMACCAO) ghi dấu ấn với loạt giải pháp vật liệu, sản phẩm mới, đáp ứng xu thế phát triển ngành xây dựng, mở ra lời giải cho bài toán xây dựng bền vững, tiết kiệm.