Các nhà khoa học từ Đại học Quốc gia Hà Nội, Viện Hàn lâm KH&CN, Viện Tài nguyên và Môi trường TP.HCM đã hợp tác nghiên cứu và tìm ra phương pháp mới để thăm dò và dự báo tiềm năng nước ngầm.
Quản lý hiệu quả nguồn tài nguyên nước ngầm đòi hỏi việc dự báo và tận dụng tiềm năng của chúng. Trong nghiên cứu nói trên, các nhà khoa học đã sử dụng kết hợp các phương pháp mới trong học máy và viễn thám để dự báo tiềm năng nước ngầm ở vùng Bắc Trung Bộ của Việt Nam.
Hướng đi của mạch nước ngầm dưới lòng đất
Họ đã phát triển một phương pháp mới dựa trên viễn thám và mạng lưới thần kinh sâu (DNN), kết hợp với các thuật toán tối ưu hóa như Adam, FPA, AEO, PFA, AVOA và WOA. Dữ liệu đầu vào được thu thập từ 95 con suối hoặc giếng nước, với 13 yếu tố điều kiện làm dữ liệu đầu vào cho mô hình học máy để tìm ra mối quan hệ thống kê giữa tình trạng có hoặc không có sự tồn tại của nước ngầm và các yếu tố điều kiện. Bên cạnh đó, họ còn dùng các chỉ số thống kê, cụ thể là sai số bình phương trung bình gốc (RMSE), diện tích dưới đường cong (AUC), độ chính xác, kappa (K) và hệ số xác định (R2) để xác minh các mô hình.
Các mô hình được đề xuất đã chứng minh hiệu quả trong việc dự báo tiềm năng nước ngầm, với giá trị AUC lớn hơn 0,95. Trong số các mô hình, mô hình DNN-AVOA đạt hiệu suất cao nhất, với AUC là 0,97 và RMSE là 0,22.
Kết quả dự báo cho thấy khoảng 25-30% diện tích vùng nghiên cứu có tiềm năng nước ngầm cao và rất cao, 5-10% ở mức vừa phải và 60-70% ở mức thấp hoặc rất thấp.
Phương pháp mới được công bố trong Bài báo "Ứng dụng học máy dựa trên mô hình lai để dự báo tiềm năng nước ngầm vùng Bắc Trung Bộ, Việt Nam" đăng trên tạp chí Earth Science Informatics.
Kết quả của nghiên cứu này có thể hỗ trợ quản lý tài nguyên nước và xác định vị trí giếng nước phù hợp, góp phần tối ưu hóa sử dụng nguồn tài nguyên nước ngầm ở vùng Bắc Trung Bộ của Việt Nam.
ĐAN VY
Vietwater 2024 không chỉ quy tụ hơn 450 nhà triển lãm hàng đầu đến từ hơn 25 quốc gia và vùng lãnh thổ, mà còn thu hút hơn 10.000 khách tham quan thương mại chuyên ngành.
Tên Yagi, được sử dụng để đặt cho năm cơn bão nhiệt đới ở Tây Bắc Thái Bình Dương và Nhật Bản, có nguồn gốc từ tiếng Nhật, nghĩa là “con dê” hoặc “chòm sao Ma Kết”.
Sự gia tăng nhiệt độ khiến lượng carbon thải ra từ đất tăng từ 7% đến 17% tùy mức độ ấm lên. Hiện tượng này là do các vi sinh vật trong đất hô hấp và chuyển hóa carbon thành CO2.
Tiên phong ứng dụng mô hình kinh tế tuần hoàn và công nghệ hàng đầu, Châu Âu Nam (AMACCAO) ghi dấu ấn với loạt giải pháp vật liệu, sản phẩm mới, đáp ứng xu thế phát triển ngành xây dựng, mở ra lời giải cho bài toán xây dựng bền vững, tiết kiệm.