Đầu mẩu thuốc lá, một trong những tác nhân gây hại lớn đối với môi trường, đang dần trở thành tài nguyên nhờ vào sự sáng tạo của công ty TchaoMégot, có trụ sở tại Pháp.
Vấn đề của đầu mẩu thuốc lá không chỉ đến từ khả năng phân hủy chậm mà còn từ lượng chất độc hại mà nó chứa đựng. Tuy nhiên, tại nhiều địa phương ở Bỉ, nhận thức về vấn đề này đã thúc đẩy sự ra đời của các sáng kiến thu gom và tái chế đầu mẩu thuốc lá.
Thành phố Ath, thuộc tỉnh Hainaut là một ví dụ điển hình khi chính quyền địa phương đã thiết lập hai điểm thu gom đặc biệt dành riêng cho đầu mẩu thuốc lá. Những nỗ lực này đã được khuyến khích mạnh mẽ từ phía người hút thuốc và các chủ quán cà phê, nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường.
Đầu mẩu thuốc lá thu gom sau đó được chuyển đến công ty TchaoMégot, nơi một quy trình tái chế sáng tạo đã được thiết lập. Quá trình này bao gồm việc loại bỏ các phần thuốc lá còn sót lại trong đầu lọc và khử độc bằng máy móc chuyên dụng, mà không cần sử dụng nước, đảm bảo an toàn cho môi trường. Kết quả là một hỗn hợp sẫm màu chứa các chất độc hại như nicotine, asen, thủy ngân và chì sẽ được tách ra và loại bỏ.
Đặc biệt, TchaoMégot không chỉ tập trung vào việc xử lý rác thải là các đầu lọc thuốc lá mà còn khai thác tiềm năng tái sử dụng của chúng. Sợi cellulose trong đầu lọc của thuốc lá sau khi đã khử độc được tái sử dụng thành nguyên liệu sản xuất vật liệu cách nhiệt hiệu quả cho gác mái nhà và đệm bông cho ngành dệt may, thậm chí là áo khoác lông vũ.
Được hỗ trợ bởi chính quyền địa phương và sự tích cực của cộng đồng, sáng kiến này đang góp phần quan trọng vào việc bảo vệ môi trường sống.
TchaoMégot dự kiến sẽ công nghiệp hóa quy trình tái chế nói trên, cho phép công ty xử lý tới 300 tấn đầu mẩu thuốc lá mỗi năm, đồng thời đang cân nhắc mở rộng hoạt động sang các khu vực khác.
TÙNG LÂM (T/h)
Vietwater 2024 không chỉ quy tụ hơn 450 nhà triển lãm hàng đầu đến từ hơn 25 quốc gia và vùng lãnh thổ, mà còn thu hút hơn 10.000 khách tham quan thương mại chuyên ngành.
Tên Yagi, được sử dụng để đặt cho năm cơn bão nhiệt đới ở Tây Bắc Thái Bình Dương và Nhật Bản, có nguồn gốc từ tiếng Nhật, nghĩa là “con dê” hoặc “chòm sao Ma Kết”.
Sự gia tăng nhiệt độ khiến lượng carbon thải ra từ đất tăng từ 7% đến 17% tùy mức độ ấm lên. Hiện tượng này là do các vi sinh vật trong đất hô hấp và chuyển hóa carbon thành CO2.
Tiên phong ứng dụng mô hình kinh tế tuần hoàn và công nghệ hàng đầu, Châu Âu Nam (AMACCAO) ghi dấu ấn với loạt giải pháp vật liệu, sản phẩm mới, đáp ứng xu thế phát triển ngành xây dựng, mở ra lời giải cho bài toán xây dựng bền vững, tiết kiệm.