Vật liệu tổng hợp mới có độ kết dính cao, có tính đàn hồi và chống chịu tốt với nhiều điều kiện thời tiết.
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Kinh tế Quốc dân Plekhanov (PRUE), Nga, tạo ra vật liệu bền từ rác thải tái chế, Sputnik News hôm 17/12 đưa tin. Họ tin rằng điều này giúp giảm khí thải độc hại sinh ra từ quá trình sản xuất polymer do vật liệu tái chế sẽ thay thế phần nào cho vật liệu mới.
Trong tương lai, mặt đường có thể được làm từ vật liệu tái chế mới.
Trong tương lai, mặt đường có thể được làm từ vật liệu tái chế mới. (Ảnh: Munson Inc).
Thành tựu chính của nghiên cứu là tạo ra vật liệu tổng hợp bitumen-polymer mới với độ kết dính cao, có tính đàn hồi và chống chịu tốt hơn với các điều kiện thời tiết khác nhau. Vật liệu này có thể dùng để sản xuất hỗn hợp rải đường, đá lát và một số sản phẩm khác.
"Vật liệu mới rất bền. Chúng tôi đã thử nghiệm chất kết dính bitumen cho bê tông nhựa. Chúng tôi cũng xác định được tỷ lệ tối ưu của các thành phần khác nhau trong chất kết dính bitumen nhằm đảm bảo hấp thụ bức xạ điện từ vi sóng hiệu quả và tạo ra mặt đường bê tông nhựa tự lành", Anatoly Olkhov, nhà nghiên cứu tại Phòng thí nghiệm Công nghệ và Vật liệu tổng hợp tiên tiến tại PRUE, cho biết.
"Vật liệu mới được phát triển nhờ sử dụng các vật liệu polymer tổng hợp hiện đại, các hạt kích thước nano và polymer sinh học tự nhiên", Olkhov bổ sung. Việc phát triển vật liệu từ rác thải tái chế, ví dụ như các bao gói, sẽ góp phần giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường do lượng lớn rác thải lâu phân hủy gây ra.
Nhóm nghiên cứu dự định áp dụng dần những ý tưởng của mình vào việc làm đường và các lĩnh vực khác. Nghiên cứu mới nằm trong dự án "Phát triển công nghệ tái chế vật liệu polymer thứ cấp để sản xuất các sản phẩm phục vụ cho xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông".
Theo Khoahoc.tv
Vietwater 2024 không chỉ quy tụ hơn 450 nhà triển lãm hàng đầu đến từ hơn 25 quốc gia và vùng lãnh thổ, mà còn thu hút hơn 10.000 khách tham quan thương mại chuyên ngành.
Tên Yagi, được sử dụng để đặt cho năm cơn bão nhiệt đới ở Tây Bắc Thái Bình Dương và Nhật Bản, có nguồn gốc từ tiếng Nhật, nghĩa là “con dê” hoặc “chòm sao Ma Kết”.
Sự gia tăng nhiệt độ khiến lượng carbon thải ra từ đất tăng từ 7% đến 17% tùy mức độ ấm lên. Hiện tượng này là do các vi sinh vật trong đất hô hấp và chuyển hóa carbon thành CO2.
Tiên phong ứng dụng mô hình kinh tế tuần hoàn và công nghệ hàng đầu, Châu Âu Nam (AMACCAO) ghi dấu ấn với loạt giải pháp vật liệu, sản phẩm mới, đáp ứng xu thế phát triển ngành xây dựng, mở ra lời giải cho bài toán xây dựng bền vững, tiết kiệm.