Thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt

  • Cập nhật: Thứ sáu, 15/7/2016 | 9:35:30 Sáng

(capthoatnuocvietnam.vn) - UBND TP HCM vừa ban hành Quyết định về thực hiện thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt trên địa bàn giai đoạn 2016-2020. Từ ngày 12/7, TP HCM tiến hành thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt trên địa bàn, theo tỷ lệ % trên giá nước sạch.

Cụ thể, phương thức thu phí theo tỷ lệ % trên giá nước sạch. Mức thu là 10% trên giá bán nước sạch, chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 12/7/2016. Khi áp dụng quyết định này, UBND TP HCM bãi bỏ Quyết định số 90/2010/QĐ-UBND ngày 24/12/2010 của UBND TP HCM về điều chỉnh mức thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt trên địa bàn thành phố.


Lãnh đạo TP HCM chỉ đạo Chánh Văn phòng UBND, Giám đốc các Sở Tài chính, Giao thông vận tải, Tài nguyên và Môi trường, Kho bạc Nhà nước Thành phố, Cục trưởng Cục Thuế Thành phố, Thủ trưởng các sở - ban - ngành, các quận - huyện, phường - xã… có trách nhiệm thi hành Quyết định này – theo PetroTimes.

Bài toán rác thải cho gần 1.000 tàu du lịch và bè cá ở Hạ Long-Cát Bà

Chiều 6/7, Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế đã tổ chức cuộc họp cấp cao lần thứ ba Sáng kiến Liên minh Hạ Long - Cát Bà, nhằm đánh giá thực trạng xả thải và hoạt động bảo vệ môi trường của hơn 500 tàu du lịch đang hoạt động trên vịnh Hạ Long. Cuộc họp cũng thảo luận những tác động tiêu cực của rác thải rắn và phao xốp tại vịnh Hạ Long và quẩn đảo Cát Bà đối với môi trường. Qua đó, đề xuất các giải pháp quản lý tổng hợp giữa chính quyền địa phương tỉnh Quảng Ninh, thành phố Hải Phòng, các doanh nghiệp và cộng đồng dân cư – theo VietnamPlus.

Trong khi đó Cát Bà hiện còn 486 bè nuôi, với hơn 8.600 ô lồng và 463 gian bè tập trung. Tuy nhiên, bên cạnh lợi ích kinh tế, việc nuôi cá lồng bè ở đây cũng đã và đang làm ảnh hưởng đến môi trường sinh thái, gây ra ô nhiễm nguồn nước, khiến các rạn san hô đang có xu hướng ngày càng giảm. Theo ông Tuân, một trong những khó khăn vướng mắc của Cát Bà là chưa thu hút được các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực xử lý nước/rác thải tại Cát Bà nhằm mở rộng và xây mới các điểm thu gom, xử lý nước/rác thải sinh hoạt, đặc biệt là nước thải từ các hoạt động tàu bè.

Ưu tiên ngư dân vùng cá chết đi xuất khẩu lao động

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về triển khai đề án hỗ trợ bà con ngư dân ở miền Trung và thực hiện dự án cải tạo môi trường sinh thái biển, Bộ NN-PTNT và Bộ LĐTB-XH vừa có cuộc họp bàn cụ thể về các chính sách hỗ trợ cũng như lộ trình triển khai. Ước tính sơ bộ có khoảng 263.000 lao động đang bị ảnh hưởng bởi sự cố Formosa gây ra, trong đó có 100.000 lao động bị ảnh hưởng trực tiếp. Các chương trình do bộ triển khai với chi phí thấp sẽ hỗ trợ cho người dân vùng bị ảnh hưởng, cụ thể là Chương trình EPS đưa lao động Việt Nam đi làm việc tại Hàn Quốc (mới ký kết lại từ đầu tháng 5/2016) – theo Sài Gòn Đầu Tư.

Mặc dù chỉ tiêu phía Hàn Quốc nêu ra cho năm nay là 3.500 người, không nhiều lắm nhưng sẽ dành ưu tiên cho người dân ở những huyện ven biển bị ảnh hưởng. Một số huyện đang có tỷ lệ lao động cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc cao nhưng nằm trong các tỉnh bị ảnh hưởng thì trước mắt Bộ LĐTB-XH sẽ dỡ bỏ lệnh hạn chế cho lao động các vùng này được tham gia. Ngoài ra, chương trình đưa tu nghiệp sinh đi Nhật Bản cũng có chi phí rất thấp, nếu lao động có đủ điều kiện sức khỏe và được đào tạo về ngoại ngữ trong vòng 6 tháng sẽ được lựa chọn. Tất cả chi phí do Tổ chức IM Japan chi trả. Lương làm việc tại Nhật Bản khoảng 800-1.000 USD/tháng. Mỗi một năm làm việc trước khi về nước được Tổ chức IM Japan hỗ trợ 2.000 USD/năm, 3 năm là 6.000 USD. Chương trình này hiện đang chia đều cho các địa phương nhưng sắp tới Bộ LĐTB-XH có thể ưu tiên hỗ trợ cho người lao động ở 4 tỉnh miền Trung.

Hội thảo Biển Đông lần đầu thảo luận về thiệt hại môi trường

Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) có trụ sở tại thủ đô Washington (Mỹ) sẽ tổ chức Hội thảo Biển Đông thường niên lần thứ 6 vào ngày 12/7 tới. Đây là diễn đàn để giới chuyên gia - học giả của Mỹ cũng như các nước trao đổi về những diễn biến mới nhất và phân tích các lựa chọn chính sách tại Biển Đông – theo Tri Thức Công Luận.

Hội thảo Biển Đông thường niên lần thứ 6 do Chương trình Sáng kiến Minh bạch Hàng hải châu Á của CSIS tổ chức. Dự kiến, Hội thảo sẽ diễn ra trong 1 ngày và được chia làm 4 phiên thảo luận chính gồm: Vấn đề pháp lý và các bước đi tiếp theo ở Biển Đông; Tình hình Biển Đông trong năm 2016; Quân sự hóa và xây dựng năng lực ở Biển Đông và Vấn đề môi trường.

Trung Quốc ngập trong mưa lũ, gần 200 người thiệt mạng

Mưa lớn liên tiếp nhiều ngày qua đã kéo theo lũ lớn ở khu vực dọc sông Dương Tử của Trung Quốc, khiến gần 200 người thiệt mạng, 33 triệu người bị ảnh hưởng.

Một cơn bão có phạm vi 1.600 km đã quét khắp miền trung và miền nam Trung Quốc, mực nước ngập duy trì ở mức 10 - 50cm trên suốt 7 tỉnh cả nước. Đến nay, khoảng 200 người mất tích và 33 triệu người ở khu vực miền nam và miền tây Trung Quốc bị ảnh hưởng bởi trận lũ.

Theo Môi trường
  •  
Các tin khác

Chiều ngày 14/6, tại Hà Nội, Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam tổ chức Gặp mặt nhân Kỷ niệm 99 năm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2024).

Chiều ngày 3/6/2024, Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam phối hợp UBND Huyện Thường Tín , Hội Doanh nghiệp huyện Thường Tín tổ chức Lễ khởi công xây dựng nhà tình nghĩa cho gia đình ông Bùi Văn Thực.

UBND Quận Hai Bà Trưng vừa ban hành kế hoạch về thí điểm “Quản lý, phân loại và thu gom chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quận Hai Bà Trưng năm 2024 - 2025”.

Ngày 19/1/2024, tại Nhà hát Âu Cơ, Thủ đô Hà Nội đã diễn ra Lễ trao giải “Cây chổi vàng” – Tôn vinh những công nhân vệ sinh môi trường – Lần thứ 4 – Năm 2023.