Hồ Gươm “độc” vượt mức cho phép

  • Cập nhật: Thứ ba, 21/2/2017 | 10:41:26 Sáng

(capthoatnuocvietnam.vn)- Nước hồ Hoàn Kiếm ô nhiễm nghiêm trọng đến mức cần sự can thiệp từ bên ngoài. Dự kiến cần khoảng 69 ngày để cải tạo, chưa tính thời gian chuẩn bị và nghiệm thu.

Môi trường nước Hồ Gươm “ô nhiễm nghiêm trọng”. Ảnh minh họa

Trong Hội thảo “Cải tạo môi trường nước hồ Hoàn Kiếm”, ông Võ Tiến Hùng (Tổng Giám đống Công ty thoát nước Hà Nội) đánh giá, nước Hồ Gươm đang ô nhiễm nghiêm trọng, hồ đã mất khả năng tự làm sạch, thực vật phù du có hướng tăng dần khiến lượng oxy hòa tan giảm đột ngột vào từng thời điểm khác nhau, ảnh hưởng đến nhiều động thực vật có trong hồ. Lớp bùn dưới tầng đáy rất dày, có nơi hơn 1m, chứa nhiều kim loại nặng và khí độc, ảnh hưởng tới môi trường sống của các sinh vật. Khảo sát thấy mật độ động vật trong hồ thấp và có xu hướng giảm dần.

Ông Hùng cho biết: Nước trong hồ có màu xanh lục, mật độ tảo lớn, chất lượng nước hồ ngày càng suy giảm, độ pH luôn ở mức cao từ 9,05 - 9,46; cặn lơ lửng trong hồ cao hơn tiêu chuẩn cho phép.

Kết quả phân tích cũng cho thấy Hồ Gươm đang bị ô nhiễm hữu cơ với BOD, COD (là lượng oxy cần thiết để oxy hóa toàn bộ các chất hóa học trong nước và các hợp chất hữu cơ dễ phân hủy bởi vi sinh vật) gần gấp 2 lần so với quy chuẩn cho phép.

Lãnh đạo Công ty thoát nước Hà Nội đã đề xuất kế hoạch cải tạo môi trường Hồ Gươm và cho rằng đây là việc làm cần thiết, cấp bách. Trong số 4 phương án được đề xuất, ông Hùng đặc biệt nhấn mạnh vào 2 phương án là: nạo vét toàn bộ bùn, thanh thải bùn, phế liệu tồn đọng dưới đáy hồ và xử lý, duy trì chất lượng nước bằng chế phẩm Redoxy-3C. Chế phẩm này đã được dùng để làm sạch nước ở nhiều hồ trong nội thành Hà Nội vào năm ngoái khi xảy ra hiện tượng cá chết hàng loạt.

Theo kế hoạch đề xuất, sẽ nạo vét hơn 57.000m3 bùn trên diện tích 97.000m2, thời gian nạo vét mỗi ngày từ 21h30 - 5h30 sáng. Kể từ ngày bàn giao mặt bằng và cấp giấu phép xây dựng, tổng thời gian thi công nạo vét và vận chuyện dự kiến trong 69 ngày, chưa kể thời gian chuẩn bị máy móc và kiểm tra nghiệm thu.

Theo đánh giá của TS Hà Đình Đức, nếu không thực hiện cải tạo môi trường nước Hồ Gươm ngay lập tức thì hồ sẽ là nơi tụ thủy, trở thành đầm lầy.

Trong khi đó, TS Trần Đức Hạ (Khoa môi trường, Đại học Xây dựng Hà Nội) cho rằng trước khi nạo vét lòng hồ cần nghiên cứu kỹ. Đây là việc làm không mới nhưng kết quả chưa thực sự đáng mừng. Năm 1992, Hà Nội đã tiến hành nạo vét để cải thiện môi trường nước ở Hồ Gươm nhưng cuối cùng thấy các chỉ số thay đổi theo chiều hướng không thuận lợi cho các loài thuỷ sinh phát triển, hiện tượng tảo nở hoa vẫn còn. 

  •  
Các tin khác

Chiều ngày 14/6, tại Hà Nội, Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam tổ chức Gặp mặt nhân Kỷ niệm 99 năm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2024).

Chiều ngày 3/6/2024, Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam phối hợp UBND Huyện Thường Tín , Hội Doanh nghiệp huyện Thường Tín tổ chức Lễ khởi công xây dựng nhà tình nghĩa cho gia đình ông Bùi Văn Thực.

UBND Quận Hai Bà Trưng vừa ban hành kế hoạch về thí điểm “Quản lý, phân loại và thu gom chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quận Hai Bà Trưng năm 2024 - 2025”.

Ngày 19/1/2024, tại Nhà hát Âu Cơ, Thủ đô Hà Nội đã diễn ra Lễ trao giải “Cây chổi vàng” – Tôn vinh những công nhân vệ sinh môi trường – Lần thứ 4 – Năm 2023.