Cần đẩy mạnh công tác bảo tồn tài nguyên biển
- Cập nhật: Thứ hai, 1/11/2021 | 2:24:56 Chiều
Để bảo vệ bền vững môi trường biển, Bộ TN-MT kiến nghị các đơn vị có liên quan đẩy mạnh công tác bảo tồn biển, gìn giữ đa dạng sinh học, ngăn ngừa tình trạng ô nhiễm môi trường biển cũng như bảo vệ và khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên biển.
Hiện có 100 loài sinh vật biển ở nước ta bị đe dọa, nhiều loài quý hiếm được đưa vào Sách đỏ Việt Nam và Danh mục đỏ IUCN yêu cầu phải có biện pháp bảo vệ (37 loài cá biển, 6 loài san hô, 5 loài da gai, 4 loài tôm rồng, 21 loài ốc, 6 loài hai mảnh vỏ, 3 loài mực, 1 loài sam).
Kết quả nghiên cứu của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hiệp quốc (FAO) và một số tổ chức quốc tế chỉ ra rằng, hơn 80% lượng cá trên các vùng biển ven bờ và ngoài khơi của Việt Nam đã bị khai thác, trong đó 25% lượng cá bị khai thác quá mức hoặc khai thác cạn kiệt; sản lượng đánh bắt giảm đáng kể; nhiều loài sinh vật biển khác đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.
Để bảo vệ bền vững môi trường biển, Bộ TN-MT kiến nghị các đơn vị có liên quan đẩy mạnh công tác bảo tồn biển, gìn giữ đa dạng sinh học, ngăn ngừa tình trạng ô nhiễm môi trường biển cũng như bảo vệ và khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên biển. Những tỉnh thành trực thuộc Trung ương có biển phối hợp với Bộ TN-MT, Bộ KH-ĐT xây dựng Quy hoạch không gian biển quốc gia, Quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên biển.
Nguồn Môi trường và Đô thị Việt Nam
Các tin khác
Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải Hải có diện tích rộng 12.500 ha, tọa lạc tại vùng ngoài đê số 5 và số 6 của huyện Tiền Hải. Ranh giới khu bảo tồn được xác định qua 33 điểm tọa độ.
Cần có chiến lược quản lý thị trường tín chỉ carbon đang nổi ở Việt Nam và dùng lợi nhuận có được từ hoạt động mua bán tín chỉ để thúc đẩy bền vững về môi trường...
Theo Báo cáo của Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam (VNFF), tính đến nay, tổng thu tiền dịch vụ môi trường rừng cả nước đạt hơn 4.156 tỷ đồng. Việc giải ngân nguồn tiền dịch vụ môi trường rừng cho người dân đã cơ bản hoàn thành.
Suốt 11 năm, lực lượng kiểm lâm tại Khu bảo tồn Sao la, tỉnh Thừa Thiên Huế và Quảng Nam đã bền bỉ tuần tra, thực hiện tháo gỡ bẫy dây, giúp giảm 40% số lượng bẫy, góp phần giảm các mối đe dọa đối với động vật hoang dã ở một trong những khu vực đa dạng sinh học nhất Việt Nam.