Hà Tĩnh khởi tố 4 đối tượng vi phạm quy định bảo vệ động vật quý hiếm
- Cập nhật: Thứ ba, 7/12/2021 | 2:32:37 Chiều
Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an huyện Hương Sơn (tỉnh Hà Tĩnh) cho biết vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với 4 đối tượng về tội "Vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý hiếm" theo Điều 244, Bộ luật Hình sự năm 2015.
Trước đó khoảng 20 giờ ngày 29/11, tại khu vực thôn Hà Trai, Sơn Kim 1, Hương Sơn, các lực lượng nghiệp vụ Công an huyện Hương Sơn, Công an xã Sơn Kim 1 phát hiện Trần Công Hùng (SN 1991, trú tại thị trấn Tây Sơn) điều khiển xe ô tô bán tải màu đen, BKS 38C-149.01 có hành vi vận chuyển 1 cá thể sơn dương còn sống, sức khỏe yếu, chân trước bên trái còn dính bẫy bằng dây cáp phanh xe đạp, nặng khoảng 60 kg.
Tại thời điểm kiểm tra, Hùng không xuất trình được tài liệu, giấy tờ liên quan đến cá thể sơn dương đang vận chuyển trên xe. Kết quả điều tra xác định, cá thể sơn dương nói trên là do Lê Trọng Tưởng (SN 1976) và Cao Minh Luân (SN 1974, cùng trú tại xã Sơn Kim 1) trực tiếp vào rừng đặt bẫy được. Sau đó, liên hệ bán cho Trần Công Trang (SN 1988, trú tại xã Sơn Kim 1) là anh ruột của Trần Công Hùng. Hùng được Trang nhờ đến nhận hàng, trả tiền và vận chuyển cá thể sơn dương về cho Trang.
Qua giám định, động vật nói trên là loài sơn dương (có tên khoa học là Capricornis milneedwardsii) thuộc nhóm IB, Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và có tên trong phụ lục I, Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.
Được biết, năm 2017, Trần Công Hùng từng bị TAND quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội xử phạt 15 tháng tù cho hưởng án treo về tội "Vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý hiếm”.
Minh Tuấn (T/h)
Nguồn Môi trường và Đô thị Việt Nam
Các tin khác
Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải Hải có diện tích rộng 12.500 ha, tọa lạc tại vùng ngoài đê số 5 và số 6 của huyện Tiền Hải. Ranh giới khu bảo tồn được xác định qua 33 điểm tọa độ.
Cần có chiến lược quản lý thị trường tín chỉ carbon đang nổi ở Việt Nam và dùng lợi nhuận có được từ hoạt động mua bán tín chỉ để thúc đẩy bền vững về môi trường...
Theo Báo cáo của Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam (VNFF), tính đến nay, tổng thu tiền dịch vụ môi trường rừng cả nước đạt hơn 4.156 tỷ đồng. Việc giải ngân nguồn tiền dịch vụ môi trường rừng cho người dân đã cơ bản hoàn thành.
Suốt 11 năm, lực lượng kiểm lâm tại Khu bảo tồn Sao la, tỉnh Thừa Thiên Huế và Quảng Nam đã bền bỉ tuần tra, thực hiện tháo gỡ bẫy dây, giúp giảm 40% số lượng bẫy, góp phần giảm các mối đe dọa đối với động vật hoang dã ở một trong những khu vực đa dạng sinh học nhất Việt Nam.