3 mỏ khai thác khoáng sản ở Hà Tĩnh bị đóng cửa
- Cập nhật: Thứ hai, 14/2/2022 | 10:09:05 Sáng
UBND tỉnh vừa có quyết định đóng cửa 2 mỏ khoáng sản đá xây dựng tại khu vực Cổng Khánh, phường Đậu Liêu, TX Hồng Lĩnh và 1 mỏ khoáng sản đất san lấp khu vực đồi Mụ U, xã Thượng Lộc, huyện Can Lộc.
Mục đích đóng cửa 3 mỏ khoáng sản là để quản lý, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác và giao đất (thu hồi) cho địa phương để quản lý theo quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật khác có liên quan, phục hồi môi trường khu vực đã khai thác.
Theo đó, đóng cửa mỏ khoáng sản đá xây dựng khác tại khu vực Cổng Khánh, phường Đậu Liêu, TX Hồng Lĩnh đã cấp cho DN tư nhân Hồng Thủy theo giấy phép khai thác khoáng sản số 3319/GP-UBND ngày 26/10/2013. Diện tích đóng cửa khai trường là 0,8 ha.
DN tư nhân Hồng Thủy đã hoàn thành cải tạo, phục hồi môi trường với việc cải tạo sườn tầng cơ bản ổn định, phá dỡ kho vật liệu nổ công nghiệp, lắp ghép đá hộc để tạo mương thoát nước phía chân sườn tầng, đổ đất san gạt mặt bằng đáy moong, trồng cây, lắp đặt biển báo an toàn, cải tạo đường từ QL1 vào mỏ dài 990m. Số tiền đã ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường được hoàn trả là hơn 127 triệu đồng.
Đóng cửa mỏ khoáng sản đá xây dựng tại khu vực Cổng Khánh, phường Đậu Liêu, TX Hồng Lĩnh đã cấp cho Công ty CP Phú Hoàng theo giấy phép khai thác khoáng sản số 3025/GP-UBND ngày 26/9/2013. Diện tích đóng cửa khai trường là 0,9 ha.
Công ty CP Phú Hoàng đã hoàn thành cải tạo, phục hồi môi trường với các nội dung như cải tạo sườn tầng cơ bản ổn định, tạo mương thoát nước chân sườn tầng, trồng cây keo, bạch đàn, lắp đặt biển báo an toàn, cải tạo đường từ QL1 vào mỏ dài 425m. Số tiền đã ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường được hoàn trả là hơn 120 triệu đồng.
Đóng cửa mỏ khoáng sản đất san lấp khu vực đồi Mụ U, xã Thượng Lộc, huyện Can Lộc đã cấp cho Công ty TNHH Bình Minh (nay là Công ty TNHH Nhật Long Nguyễn) theo giấy phép khai thác khoáng sản số 09/GP-UBND ngày 4/1/2021. Diện tích đóng cửa khai trường là 1,2 ha.
Công ty TNHH Nhật Long Nguyễn đã hoàn thành cải tạo, phục hồi môi trường với các nội dung như đã xúc 3 ụ đất trên khu vực đáy moong, moong mỏ đã cơ bản tạo được mặt bằng, đã trồng cây keo trên diện tích 0,9 ha. Tổng số tiền đã ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường được hoàn trả là hơn 101 triệu đồng.
UBND tỉnh Hà Tĩnh giao các doanh nghiệp nêu trên có trách nhiệm báo cáo với các cơ quan chức năng có liên quan để thực hiện thủ tục bàn giao đối với khu vực có diện tích theo giấy phép để các địa phương quản lý theo quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật khác có liên quan.
UBND các địa phương nêu trên trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện các biện pháp bảo vệ khu vực khai thác đã kết thúc, đóng cửa mỏ; giao Sở TN&MT, Quỹ Bảo vệ môi trường và cơ quan, đơn vị có liên quan theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện và tham mưu UBND tỉnh các nội dung liên quan theo đúng quy định.
Tùng Ngân (T/h)
Nguồn Môi trường và Đô thị Việt Nam
Các tin khác
Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải Hải có diện tích rộng 12.500 ha, tọa lạc tại vùng ngoài đê số 5 và số 6 của huyện Tiền Hải. Ranh giới khu bảo tồn được xác định qua 33 điểm tọa độ.
Cần có chiến lược quản lý thị trường tín chỉ carbon đang nổi ở Việt Nam và dùng lợi nhuận có được từ hoạt động mua bán tín chỉ để thúc đẩy bền vững về môi trường...
Theo Báo cáo của Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam (VNFF), tính đến nay, tổng thu tiền dịch vụ môi trường rừng cả nước đạt hơn 4.156 tỷ đồng. Việc giải ngân nguồn tiền dịch vụ môi trường rừng cho người dân đã cơ bản hoàn thành.
Suốt 11 năm, lực lượng kiểm lâm tại Khu bảo tồn Sao la, tỉnh Thừa Thiên Huế và Quảng Nam đã bền bỉ tuần tra, thực hiện tháo gỡ bẫy dây, giúp giảm 40% số lượng bẫy, góp phần giảm các mối đe dọa đối với động vật hoang dã ở một trong những khu vực đa dạng sinh học nhất Việt Nam.