Chiến lược sử dụng đất cấp Quốc gia: Tầm nhìn dài hạn
- Cập nhật: Thứ ba, 22/2/2022 | 4:21:13 Chiều
Thời gian qua, công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất luôn được Tổng cục Quản lý đất đai quan tâm, hoàn thiện để đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội ở các địa phương...
Hoàn thiện phương án phân bổ chỉ tiêu sử dụng đất cấp quốc gia
Tổng cục Quản lý đất đai cho biết, trong năm 2021, Tổng cục đã tiếp tục triển khai tổ chức thực hiện 3 nhiệm vụ quan trọng về quy hoạch, chiến lược sử dụng đất gồm: Lập Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Lập Kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia kỳ đầu 2021- 2025; Dự án xây dựng chiến lược sử dụng đất cấp quốc gia có tầm nhìn dài hạn đến năm 2045.
Trong đó, đối với nhiệm vụ Lập Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 còn gặp khá nhiều khó khăn như: Do dịch bệnh Covid-19, do Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 chưa được phê duyệt; quy hoạch ngành quốc gia mới đang trong quá trình lập, phê duyệt nhiệm vụ, việc đề xuất nhu cầu sử dụng đất của các bộ, ngành còn chậm, chất lượng còn hạn chế… Song, với quyết tâm cao, Tổng cục đã kịp thời hoàn thiện và trình Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 2 Quốc hội khoá XV (số phiếu tán thành đạt 92,18%).
Hiện nay, Tổng cục đã hoàn thiện phương án phân bổ chỉ tiêu sử dụng đất cấp quốc gia cho Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định và xây dựng Chương trình Hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 39/2021/QH15 của Quốc hội.
Bên cạnh việc tổ chức triển khai công tác Lập Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Tổng cục thực hiện việc thẩm định, góp ý kiến quy hoạch ngành, lĩnh vực, quy hoạch tỉnh như đã góp ý cho Nhiệm vụ lập quy hoạch tỉnh và góp ý kiến thẩm định quy hoạch tỉnh của các tỉnh: Bắc Giang, Quảng Bình, Hà Tĩnh, Tuyên Quang, Lào Cai, Hậu Giang, Ninh Thuận, Gia Lai, Kiên Giang, Phú Yên, thành phố Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Thái Nguyên, Yên Bái, Đồng Nai, Bình Dương, Quảng Trị, Thanh Hóa, Sơn La, Vĩnh Long, Đồng Tháp...
Đồng thời chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương thực hiện việc lấy ý kiến về phương án phân bổ, khoanh vùng đất đai trong quy hoạch tỉnh theo quy định tại Nghị định số 148/2020/NĐ-CP; chỉ đạo, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về công tác quy hoạch để các địa phương tổ chức thực hiện. Hoàn thành và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 22/CT-TTg ngày 11/8/2021 về đẩy mạnh công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và Công điện số 1110/CĐ-TTg ngày 31/8/2021 về việc hoàn thành xây dựng phương án phân bổ và khoanh vùng đất đai trong quy hoạch tỉnh.
Về giao đất, cho thuê đất và chuyển mục đích sử dụng đất, trong năm 2021, Tổng cục đã chỉ đạo, hướng dẫn tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các địa phương trong công tác giao đất, cho thuê đất và chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện các công trình, dự án theo quy định của Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Bên cạnh đó, đã tham mưu trình Thủ tướng Chính phủ quy định trình tự, thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ đầu nguồn với quy mô dưới 50ha, đất trồng lúa nước từ 2 vụ trở lên với quy mô dưới 500ha của Hội đồng nhân dân các tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An và TP. Hải Phòng; tham mưu trình Bộ trưởng Quyết định thành lập Hội đồng thẩm định hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng sang mục đích khác để thực hiện dự án, Chủ tịch Hội đồng đã ban hành quy chế hoạt động của Hội đồng thẩm định.
Hiện nay, công tác thẩm định hồ sơ chuyển mục đích đang được vận hành theo đúng quy chế hoạt động, góp phần đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư.
Tháo gỡ vướng mắc trong công tác giao đất, cho thuê đất
Về nhiệm vụ năm 2022, Tổng cục Quản lý đất đai cho biết: sẽ tổ chức triển khai Nghị quyết của Quốc hội về Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Kế hoạch sử dụng đất quốc gia 5 năm 2021 - 2025, trong đó, tập trung hoàn thành trình Thủ tướng Chính phủ quyết định phân bổ chỉ tiêu sử dụng đất cho các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an; xây dựng trình Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 39 của Quốc hội; tham mưu chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương hoàn thành quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, lập kế hoạch sử dụng đất 5 năm 2021 - 2025 cấp tỉnh trong năm 2022.
Tổ chức thực hiện xây dựng chiến lược sử dụng đất cấp quốc gia có tầm nhìn dài hạn đến năm 2045 theo Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 18/9/2019; trong đó có tính đến xây dựng chiến lược sử dụng đất theo các vùng.
Ngoài ra, sẽ chỉ đạo, hướng dẫn tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các địa phương trong công tác giao đất, cho thuê đất và chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện các công trình, dự án theo quy định của Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn thi hành; tổ chức thẩm định nhu cầu sử dụng đất để thực hiện các dự án theo quy định của pháp luật.
Nguồn Báo TN&MT
Các tin khác
Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải Hải có diện tích rộng 12.500 ha, tọa lạc tại vùng ngoài đê số 5 và số 6 của huyện Tiền Hải. Ranh giới khu bảo tồn được xác định qua 33 điểm tọa độ.
Cần có chiến lược quản lý thị trường tín chỉ carbon đang nổi ở Việt Nam và dùng lợi nhuận có được từ hoạt động mua bán tín chỉ để thúc đẩy bền vững về môi trường...
Theo Báo cáo của Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam (VNFF), tính đến nay, tổng thu tiền dịch vụ môi trường rừng cả nước đạt hơn 4.156 tỷ đồng. Việc giải ngân nguồn tiền dịch vụ môi trường rừng cho người dân đã cơ bản hoàn thành.
Suốt 11 năm, lực lượng kiểm lâm tại Khu bảo tồn Sao la, tỉnh Thừa Thiên Huế và Quảng Nam đã bền bỉ tuần tra, thực hiện tháo gỡ bẫy dây, giúp giảm 40% số lượng bẫy, góp phần giảm các mối đe dọa đối với động vật hoang dã ở một trong những khu vực đa dạng sinh học nhất Việt Nam.