TP.HCM nỗ lực bảo vệ tài nguyên nước

  • Cập nhật: Thứ tư, 2/10/2019 | 11:19:32 Sáng

(Tapchicapthoatnuoc.vn)- TP.HCM cần phải tập trung, nghiên cứu, xây dựng hệ thống giám sát các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước bằng công nghệ tự động, trực tuyến.

Hệ thống cung cấp nước của TP.HCM là hệ thống lớn nhất trong cả nước và hiện có nhiều doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực cấp nước theo nhiều loại hình khác nhau. Tuy nhiên, hiện hệ thống cấp nước TP đã phát triển qua nhiều thời kỳ, giai đoạn khác nhau. Vì vậy, việc quản lý lĩnh vực cung cấp nước sạch của TP gặp nhiều thách thức. Trong đó, việc cung cấp nước ổn định, duy trì đủ áp lực, đủ lưu lượng, liên tục và đảm bảo chất lượng nước theo quy chuẩn quy định là mục tiêu xuyên suốt và rất quan trọng.
 
Nguồn nước ở TP.HCM đang đối diện nhiều thách thức

Hiện nay, ô nhiễm môi trường và tác động của biến đổi khí hậu đã ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng nước sông, kênh rạch trên địa bàn TP, đặc biệt là hệ thống sông Sài Gòn và sông Đồng Nai làm ảnh hưởng đến việc sản xuất và cung cấp nước sạch cho TP.HCM.

Ông Võ Văn Hoan, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM, đánh giá: Hiện nay, nguồn nước thô của thành phố được khai thác từ hệ thống sông Sài Gòn - Đồng Nai nhưng do TP.HCM nằm cuối lưu vực sông nên vấn đề ô nhiễm nguồn nước do tác động của sự phát triển kinh tế, xã hội dọc theo lưu vực hệ thống sông Sài Gòn - Đồng Nai là rất lớn.

Theo Sở TN&MT TP.HCM, chất lượng nước của sông Đồng Nai, từ khu vực Hóa An về Cát Lái, đang bị ô nhiễm vi sinh rất nghiêm trọng và bị nhiễm nhẹ dầu mỡ. Nguồn nước ở phần thượng nguồn từ Bình Phước trở lên đạt tiêu chuẩn nguồn loại A. Thế nhưng từ Bình Phước trở xuống đến điểm đổ ra sông Đồng Nai, nguồn nước chỉ đạt tiêu chuẩn nguồn loại B và nước sông Sài Gòn đang bị nhiễm vi sinh cao. Trong khi đó, nước sông Nhà Bè và vùng Cần Giờ đang bị ô nhiễm vi sinh và dầu mỡ. Chất lượng nước các kênh rạch trên địa bàn TP chỉ đạt tiêu chuẩn nguồn loại B và đang bị ô nhiễm lớn.
Cần triển khai hoàn thiện lại hệ thống cấp nước của TP.HCM

Với những khó khăn và thách thức của TP về cung cấp nước sạch, Sở Xây dựng TP.HCM đề nghị cần triển khai hoàn thiện lại hệ thống cấp nước của TP. Theo đó, tổ chức rà soát đánh giá để nghiên cứu điều chỉnh quy hoạch tổng thể cấp nước của TP; Nghiên cứu và xác định các giải pháp cho nguồn nước thô phục vụ sản xuất nước sạch cho TP để đảm bảo an ninh nguồn nước; xây dựng các bể chứa nước sạch lớn trên hệ thống mạng lưới đường ống cấp nước để phục vụ điều tiết và dự phòng khi có sự cố các nhà máy xử lý nước…

Theo Sở TN&MT TP.HCM, để bảo vệ tài nguyên nước TP cần triển khai nhiều biện pháp đồng bộ, gồm: Đối với quản lý tổng thể tài nguyên nước, cần phải có quy hoạch tổng thể tài nguyên nước; kế hoạch quản lý tài nguyên nước dài hạn và ngắn hạn phục vụ công tác cấp phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước hợp lý hiệu quả, góp phần giảm thiểu khối lượng điều tra, thăm dò chuyên ngành trong thủ tục đề nghị cấp phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước…

Ngoài ra, cần tập trung nghiên cứu, xây dựng hệ thống giám sát các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước bằng công nghệ tự động, trực tuyến; xây dựng cơ chế phối hợp tổng thể giữa các ban ngành có liên quan đến công tác quản lý theo định hướng thống nhất quản lý; tăng cường công tác quản lý hoạt động xả thải…

Theo quy hoạch, tổng công suất cấp nước của TP.HCM đến năm 2015 là 2,84 triệu m3/ngày và đến năm 2025 là 3,7 triệu m3/ngày. Từ khi quy hoạch đến nay, tổng công suất cấp nước toàn thành phố đạt 2,4 triệu m3/ngày, đảm bảo nhu cầu dùng nước của người dân cho sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt.
CHÂU NGUYÊN (plo.vn)
  •  
Các tin khác

Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải Hải có diện tích rộng 12.500 ha, tọa lạc tại vùng ngoài đê số 5 và số 6 của huyện Tiền Hải. Ranh giới khu bảo tồn được xác định qua 33 điểm tọa độ.

Cần có chiến lược quản lý thị trường tín chỉ carbon đang nổi ở Việt Nam và dùng lợi nhuận có được từ hoạt động mua bán tín chỉ để thúc đẩy bền vững về môi trường...

Theo Báo cáo của Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam (VNFF), tính đến nay, tổng thu tiền dịch vụ môi trường rừng cả nước đạt hơn 4.156 tỷ đồng. Việc giải ngân nguồn tiền dịch vụ môi trường rừng cho người dân đã cơ bản hoàn thành.

Suốt 11 năm, lực lượng kiểm lâm tại Khu bảo tồn Sao la, tỉnh Thừa Thiên Huế và Quảng Nam đã bền bỉ tuần tra, thực hiện tháo gỡ bẫy dây, giúp giảm 40% số lượng bẫy, góp phần giảm các mối đe dọa đối với động vật hoang dã ở một trong những khu vực đa dạng sinh học nhất Việt Nam.