Lập quy hoạch tổng hợp lưu vực sông Cửu Long đến năm 2030, tầm nhìn 2050
- Cập nhật: Thứ sáu, 18/10/2019 | 10:48:26 Sáng
Nhiệm vụ lập Quy hoạch tổng hợp lưu vực sông Cửu Long đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 là rất cần thiết và cấp bách.
Ông Đỗ Trường Sinh - Trưởng ban Quy hoạch tài nguyên nước cho biết, LVSCL hiện đã và đang đối mặt với nhiều thách thức nghiêm trọng, nhất là các tác động của biến đổi khí hậu (BĐKH), nước biển dâng (NBD), hạn hán, gia tăng xâm nhập mặn, xói lở bờ sông, bờ biển, sụt lún đất... Những vấn đề lớn mà tài nguyên nước LVSCL đang phải đối mặt gồm: Phát triển và BĐKH ở thượng lưu Mê Công; Cạn kiệt và ô nhiễm nguồn nước; tác động của khai thác cát trên sông; giảm đất ngập nước và đa dạng sinh học; giảm lượng phù sa; Những tác động từ nuôi trồng thủy sản; xâm nhập mặn và sử dụng nước mặn; Các vấn đề BĐKH và nước biển dâng; nhu cầu nước ngày càng tăng; Xói lở bờ sông và vùng cửa sông; tác động từ hạ lưu lưu vực sông Đồng Nai; Triều cường và nước biển dâng.
Do đó, mục tiêu của nhiệm vụ quy hoạch tổng hợp LVSCL đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 sẽ bảo đảm phân bổ công bằng và hợp lý nguồn nước giữa các vùng, nhóm đối tượng sử dụng nước, các tỉnh. Cùng với đó sẽ cơ bản giải quyết được tình trạng mâu thuẫn trong phân bổ, chia sẻ, khai thác, sử dụng nước giữa các đối tượng sử dụng nước.
Vẫn theo ông Đỗ Trường Sinh, quy hoạch tổng hợp LVSCL sẽ góp phần cân bằng giữa lượng nước có thể khai thác và nhu cầu sử dụng nước trước tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng và do khai thác, sử dụng nước ở thượng lưu. Mặt khác, bảo vệ được các hệ sinh thái phụ thuộc vào nước, kiểm soát được tình trạng gia tăng ô nhiễm nguồn nước ở các khu dân cư, khu đô thị lớn, khu công nghiệp tập trung; hạn chế tình trạng xâm nhập mặn vùng cửa sông và các tầng chứa nước… Đặc biệt là, bảo đảm sử dụng tiết kiệm, hiệu quả và bền vững nguồn nước.
Cụ thể, đến năm 2030 sẽ bảo đảm phân bố công bằng, hợp lý lượng nước có thể khai thác với các nhu cầu sử dụng nước có xét đến sự biến động nguồn nước do tác động của BĐKH, NBD và do khai thác, sử dụng nước ở thượng lưu sông Cửu Long; Cơ bản giải quyết được tình trạng mâu thuẫn trong phân bổ, chia sẻ và khai thác, sử dụng nước giữa các đối tượng sử dụng nước trên lưu vực; Kiểm soát được các nguồn xả thải tập trung và phục hồi các nguồn nước ô nhiễm nghiêm trọng, duy trì được hệ sinh thái phụ thuộc vào nguồn nước; Kiểm soát được tình trạng sạt lở bờ sông, tình trạng xâm nhập mặn vùng cửa sông và các tầng chứa nước.
Tiếp đến năm 2050 sẽ chủ động được nguồn nước phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội, có xét đến tác động của BĐKH, nước biển dâng và khai thác, sử dụng nước ở thượng lưu; nâng cao hiệu quả sử dụng nước, ưu tiên phân bổ nguồn nước cho các đối tượng sử dụng nước có hiệu quả kinh tế cao và sử dụng nước tái tạo; bảo tồn các nguồn nước có ý nghĩa quan trọng đối với các hoạt động văn hóa, tín ngưỡng, bảo vệ hệ sinh thái phụ thuộc vào nguồn nước và cảnh quan môi trường các dòng sông; phát triển tài nguyên nước, nâng cao hiệu quả kinh tế sử dụng nước và phòng, chống các tác hại do nước gây ra.
Các tin khác
Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải Hải có diện tích rộng 12.500 ha, tọa lạc tại vùng ngoài đê số 5 và số 6 của huyện Tiền Hải. Ranh giới khu bảo tồn được xác định qua 33 điểm tọa độ.
Cần có chiến lược quản lý thị trường tín chỉ carbon đang nổi ở Việt Nam và dùng lợi nhuận có được từ hoạt động mua bán tín chỉ để thúc đẩy bền vững về môi trường...
Theo Báo cáo của Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam (VNFF), tính đến nay, tổng thu tiền dịch vụ môi trường rừng cả nước đạt hơn 4.156 tỷ đồng. Việc giải ngân nguồn tiền dịch vụ môi trường rừng cho người dân đã cơ bản hoàn thành.
Suốt 11 năm, lực lượng kiểm lâm tại Khu bảo tồn Sao la, tỉnh Thừa Thiên Huế và Quảng Nam đã bền bỉ tuần tra, thực hiện tháo gỡ bẫy dây, giúp giảm 40% số lượng bẫy, góp phần giảm các mối đe dọa đối với động vật hoang dã ở một trong những khu vực đa dạng sinh học nhất Việt Nam.