Mẫu nước sông Đà tại hộ gia đình, chung cư đều đạt quy chuẩn Styren

  • Cập nhật: Thứ ba, 22/10/2019 | 10:06:44 Sáng

Chiều 21/10, Sở Y tế Hà Nội đã công bố kết quả xét nghiệm 25 mẫu nước sông Đà (lấy từ nhà máy, bể chứa, trạm điều tiết, hộ gia đình) do Viện Công nghệ Môi trường - Viện Hàn lâm khoa học Việt Nam thực hiện.

Ngày 20-10, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hà Nội - Sở Y tế Hà Nội phối hợp Viện Công nghệ Môi trường-Viện Hàn lâm khoa học Việt Nam tiến hành phân tích mẫu nước lấy tại các vị trí theo hệ thống cung cấp.


Lấy mẫu nước tại nhà máy nước sạch sông Đà. Ảnh: Internet

Trung tâm đã lấy 4 mẫu nước của nhà máy vào ngày 20-10 tại các vị trí: Mẫu nước thành phẩm tại nhà máy; Bể chứa trung gian tại xã Yên Bình-Thạch Thất; Trạm điều tiết lưu lượng Tây Mỗ; tại Họng Kiểm soát 1.200 Big C; Xét nghiệm chỉ tiêu Styren theo QCVN 01:20Ọ9/BYT.

Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP cũng lấy 21 mẫu nước vào ngày 20-10 tại chung cư, hộ gia đình sử dụng nước trong mạng cấp của công ty nước sạch Sông Đà thuộc 7 quận, huyện: Thanh Xuân (Nhân Chính), Cầu Giấy (Mai Dịch), Nam Từ Liêm (Tây Mỗ, Mỹ Đình I), Hoài Đức (An Thượng), Đan Phượng (Tân Lập), Thạch Thất (Canh Nậu, Cần Kiệm, Thị trấn Liên Quan), Quốc Oai (Thị trấn Quốc Oai, Thạch Thán, Sài Sơn); Xét nghiệm chỉ tiêu Styren theo QCVN 01:2009/13YT.

Kết quả cả 4/4 mẫu tại nhà máy và 21/21 mẫu đạt tại hộ gia đình, chung cư đều đạt quy chuẩn về Styren theo QCVN 01:2009/BYT.

Như vậy, trong các ngày 18, 19 và 20-10, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP đã lấy tổng số 61 mẫu. Kết quả phân tích do Viện Công nghệ Môi trường-Viện Hàn lâm khoa học Việt Nam thực hiện cho thấy cả 61/61 mẫu ở các địa điểm, thời gian khác nhau đều đạt quy chuẩn.

Sở Y tế Hà Nội sẽ tiếp tục phối hợp Viện Công nghệ Môi trường - Viện Hàn lâm khoa học Việt Nam, Viện Sức khỏe nghề nghiệp và Môi trường-Bộ Y tế lấy mẫu nước của Nhà máy nước Sông Đà và các hộ dân để phân tích đánh giá chất lượng nước sinh hoạt.
 
Theo báo Tài nguyên và Môi trường
  •  
Các tin khác

Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải Hải có diện tích rộng 12.500 ha, tọa lạc tại vùng ngoài đê số 5 và số 6 của huyện Tiền Hải. Ranh giới khu bảo tồn được xác định qua 33 điểm tọa độ.

Cần có chiến lược quản lý thị trường tín chỉ carbon đang nổi ở Việt Nam và dùng lợi nhuận có được từ hoạt động mua bán tín chỉ để thúc đẩy bền vững về môi trường...

Theo Báo cáo của Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam (VNFF), tính đến nay, tổng thu tiền dịch vụ môi trường rừng cả nước đạt hơn 4.156 tỷ đồng. Việc giải ngân nguồn tiền dịch vụ môi trường rừng cho người dân đã cơ bản hoàn thành.

Suốt 11 năm, lực lượng kiểm lâm tại Khu bảo tồn Sao la, tỉnh Thừa Thiên Huế và Quảng Nam đã bền bỉ tuần tra, thực hiện tháo gỡ bẫy dây, giúp giảm 40% số lượng bẫy, góp phần giảm các mối đe dọa đối với động vật hoang dã ở một trong những khu vực đa dạng sinh học nhất Việt Nam.