Khánh Hòa: Kéo dài phương án giao khoán bảo vệ rừng
- Cập nhật: Thứ năm, 12/5/2022 | 4:36:35 Chiều
Ngày 11-5, UBND tỉnh Khánh Hòa có công văn về việc kéo dài phương án giao khoán bảo vệ rừng tại huyện Vạn Ninh và thị xã Ninh Hòa cho Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh trong năm 2022.
Theo đó, tỉnh thống nhất với đề xuất của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tiếp tục kéo dài phương án giao khoán bảo vệ rừng khu vực Hòn Hèo (Ninh Hòa) và khu vực vịnh Vân Phong (Vạn Ninh) cho Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh đến hết năm 2022; giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan, hướng dẫn Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, UBND thị xã Ninh Hòa, UBND huyện Vạn Ninh thực hiện các thủ tục giao khoán bảo vệ rừng theo đúng quy định, báo cáo kết quả thực hiện về UBND tỉnh trước ngày 15-5.
Được biết, giai đoạn 2016-2020, tỉnh đã giao khoán bảo vệ rừng với diện tích hơn 4.800ha khu vực vịnh Vân Phong (Vạn Ninh) và hơn 5.330ha khu vực Hòn Hèo (Ninh Hòa) cho Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh bảo vệ. Năm 2021, tỉnh tiếp tục kéo dài phương án giao khoán bảo vệ 2 khu vực này đến hết năm 2021.
Năm 2022, trong khi chờ Tổng cục Lâm nghiệp có ý kiến hướng dẫn thực hiện Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021 - 2025 và Trung ương ban hành chính sách đầu tư bảo vệ và phát triển rừng, chế biến và thương mại lâm sản trong lâm nghiệp, UBND tỉnh thống nhất chủ trương tiếp tục giao khoán bảo vệ rừng 2 khu vực nêu trên cho Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh đến hết năm 2022.
Minh Anh(T/h)
Nguồn Môi trường và Đô thị Việt Nam
Các tin khác
Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải Hải có diện tích rộng 12.500 ha, tọa lạc tại vùng ngoài đê số 5 và số 6 của huyện Tiền Hải. Ranh giới khu bảo tồn được xác định qua 33 điểm tọa độ.
Cần có chiến lược quản lý thị trường tín chỉ carbon đang nổi ở Việt Nam và dùng lợi nhuận có được từ hoạt động mua bán tín chỉ để thúc đẩy bền vững về môi trường...
Theo Báo cáo của Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam (VNFF), tính đến nay, tổng thu tiền dịch vụ môi trường rừng cả nước đạt hơn 4.156 tỷ đồng. Việc giải ngân nguồn tiền dịch vụ môi trường rừng cho người dân đã cơ bản hoàn thành.
Suốt 11 năm, lực lượng kiểm lâm tại Khu bảo tồn Sao la, tỉnh Thừa Thiên Huế và Quảng Nam đã bền bỉ tuần tra, thực hiện tháo gỡ bẫy dây, giúp giảm 40% số lượng bẫy, góp phần giảm các mối đe dọa đối với động vật hoang dã ở một trong những khu vực đa dạng sinh học nhất Việt Nam.