Phát hiện hàng triệu tấn đường dưới biển

  • Cập nhật: Thứ sáu, 13/5/2022 | 9:51:18 Sáng

 Trong một nghiên cứu các nhà khoa học tại Viện Vi sinh vật biển Max Planck thuộc Bremen (Đức) đã phát hiện cỏ biển thải ra một lượng đường khổng lồ vào vùng đất xung quanh rễ của chúng.

Họ ước tính thế giới có khoảng 0,6 đến 1,3 triệu tấn đường trong vùng đất dưới cỏ biển, lượng đường này tương đương với lượng đường có trong 32 tỷ lon ngước ngọt. 
tm-img-alt
Cánh đồng cỏ biển Posidonia oceanica có thể đã sống hơn 100.000 năm dưới đáy biển Địa Trung Hải. Ảnh: ITN

Cỏ biển đã tạo ra đường trong quá trình quang hợp. Trong điều kiện ánh sáng trung bình, hầu hết lượng đường này được sử dụng cho quá trình trao đổi chất và tăng trưởng của cỏ biển. Tuy nhiên, trong điều kiện ánh sáng dồi dào như lúc giữa trưa hoặc mùa hè, cỏ biển sản xuất nhiều đường hơn mức có thể lưu trữ hoặc sử dụng, và lượng sucrose dư thừa sau đó sẽ thải ra vùng đất xung quanh bên dưới. 

Điều đặc biệt, lượng đường dư thừa nói trên không bị các vi sinh vật dưới biển tiêu thụ mặc dù chúng rất dễ tiêu hoá và giàu năng lượng. Theo các nhà nghiên cứu, cỏ biển giống như nhiều thực vật khác, giải phóng các hợp chất phenol vào trầm tích của chúng. Phenol chính là chất kháng khuẩn và ức chế sự trao đổi chất của hầu hết vi sinh vật. 

Nghiên cứu mới công bố trên tạp chí Nature Ecology and Evolution hôm 2/5, nhấn mạnh tầm quan trọng của cánh đồng cỏ biển. Tuy đóng vai trò như các "nhà máy" lưu trữ carbon, góp phần giải quyết vấn đề khí hậu, các cánh đồng cỏ biển lại là một trong những môi trường sống bị đe dọa nghiêm trọng nhất trên Trái Đất.

Hải Thanh


Nguồn Môi trường và Đô thị Việt Nam

 
  •  
Các tin khác

Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải Hải có diện tích rộng 12.500 ha, tọa lạc tại vùng ngoài đê số 5 và số 6 của huyện Tiền Hải. Ranh giới khu bảo tồn được xác định qua 33 điểm tọa độ.

Cần có chiến lược quản lý thị trường tín chỉ carbon đang nổi ở Việt Nam và dùng lợi nhuận có được từ hoạt động mua bán tín chỉ để thúc đẩy bền vững về môi trường...

Theo Báo cáo của Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam (VNFF), tính đến nay, tổng thu tiền dịch vụ môi trường rừng cả nước đạt hơn 4.156 tỷ đồng. Việc giải ngân nguồn tiền dịch vụ môi trường rừng cho người dân đã cơ bản hoàn thành.

Suốt 11 năm, lực lượng kiểm lâm tại Khu bảo tồn Sao la, tỉnh Thừa Thiên Huế và Quảng Nam đã bền bỉ tuần tra, thực hiện tháo gỡ bẫy dây, giúp giảm 40% số lượng bẫy, góp phần giảm các mối đe dọa đối với động vật hoang dã ở một trong những khu vực đa dạng sinh học nhất Việt Nam.