Hà Tĩnh: Quản lý bền vững tài nguyên nước

  • Cập nhật: Thứ ba, 28/6/2022 | 4:03:17 Chiều

Được đánh giá là một trong những tỉnh đứng đầu về trữ lượng nguồn nước tự nhiên nhưng Hà Tĩnh không chủ quan trước nguy cơ suy kiệt nguồn nước ngầm, nước mặt.

Được đánh giá là một trong những tỉnh đứng đầu về trữ lượng nguồn nước tự nhiên nhưng Hà Tĩnh không chủ quan trước nguy cơ suy kiệt nguồn nước ngầm, nước mặt. Đặc biệt, diễn biến khó lường của biến đổi khí hậu, việc duy trì và phát triển bền vững nguồn nước trở thành vấn đề bức thiết hiện nay.

Nguy cơ được dự báo trước

Đại diện của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Tĩnh cho biết: Biến đổi khí hậu (BĐKH) do ấm lên của trái đất dễ dàng nhận thấy sự thay đổi phân phối lượng mưa, gây những tác động nhất định đến đặc điểm tài nguyên nước (TNN). Những năm gần đây, quy luật thời tiết đã có nhiều biến đổi khác thường, nắng nóng kéo dài và lượng mưa rất ít.

Mặc dù được đánh giá là địa phương có trữ lượng nguồn nước đứng đầu cả nước, tuy nhiên, rất nhiều người dân Hà Tĩnh vẫn chịu cảnh "đói nước sạch”, không thể mua nổi nước phục vụ cho sinh hoạt hằng ngày. Tại một số địa phương như huyện Kỳ Anh, thị xã Hồng Lĩnh, phía nam huyện Cẩm Xuyên, các xã Đức Quang, Đức Thủy, Đức Trung (huyện Đức Thọ), các xã Song Lộc, Trường Lộc, Vượng Lộc (huyện Can Lộc) đang phải đau đầu tìm lời giải cho "bài toán nước sạch” nhiều năm nay.

 
tm-img-alt
Với dung tích chứa 775 triệu m3 nước, hồ Ngàn Trươi có dung tích lớn gấp hơn 2 lần hồ Kẻ Gỗ, là hồ chứa lớn thứ 3 của cả nước. Ảnh: Xuân Hoàn

Ở xã Thạch Trị, huyện Thạch Hà, nguồn nước sinh hoạt bị nhiễm mặn buộc người dân phải bỏ số tiền lớn mua nước sạch đóng thùng về để sử dụng. Trong khi đó, chính quyền ở một số vùng thuộc huyện Kỳ Anh, Đức Thọ và huyện Can Lộc cho biết, khan hiến nước sạch nên người dân phải tích trữ nước mưa để ăn, nước từ các giếng khơi nhiễm phèn, ao hồ để tắm giặt.

Việc thiếu hụt nguồn nước tại nhiều khu vực có nhiều nguyên nhân. Khách quan là do những tác động từ BĐKH nhưng đáng lưu ý, tại các địa phương, ý thức chấp hành pháp luật về TNN của người dân còn chưa cao. Còn nhiều tổ chức, cá nhân sử dụng TNN một cách lãng phí, chưa hiệu quả, tình trạng hành nghề khoan nước dưới đất trái phép còn diễn ra phức tạp, khó kiểm soát...

Ông Hồ Đình Hoài - Phó Giám đốc Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn Hà Tĩnh cho biết thêm: "Hầu hết người dân xem nước là một nguồn tài nguyên vô hạn và thoải mái sử dụng. Chính quan niệm sai lầm đó đã dẫn đến những khó khăn trong điều phối nước, tình trạng thiếu nước ngày một nghiêm trọng hơn”.

 

Cần đẩy mạnh công tác bảo vệ nguồn nước

Ngoài nguyên nhân khách quan do BĐKH, những tác động của con người như khai thác quá mức, sử dụng lãng phí, gây ô nhiễm nguồn nước là vấn đề không thể chủ quan trước nguy cơ suy kiệt nguồn nước hiện nay. Do vậy, muốn phát triển bền vững nguồn nước, điều đầu tiên là phải nâng cao nhận thức của các đơn vị khai thác cũng như của người dân trong việc khai thác và sử dụng nguồn nước.

Ông Phan Lam Sơn - Phó Giám đốc Sở TN&MT Hà Tĩnh, cho biết: "Nhằm góp phần quản lý bền vững nguồn TNN, trong những năm qua, đơn vị đã tăng cường công tác đôn đốc, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng phải xin cấp giấy phép hoạt động TNN thực hiện lập hồ sơ cấp giấy phép theo quy định. Thông qua hoạt động cấp phép đã cơ bản kiểm soát được chất lượng, số lượng nguồn nước sử dụng, chất lượng nguồn nước tiếp nhận nước thải nhằm bảo vệ nguồn nước”.

 

Hiện nay, trên địa bàn Hà Tĩnh có 43 cơ sở được cấp phép khai thác nước mặt với tổng công suất xấp xỉ 161 ngàn m3/ngày đêm; 118 giấy phép khai thác nước dưới đất (nước ngầm) với quy mô khai thác 7.630 m3/ngày, chủ yếu phục vụ sản xuất, chăn nuôi và dịch vụ tại các vùng chưa được cấp nước sinh hoạt tập trung.

Thống kê từ Sở TN&MT Hà Tĩnh, số lượng hồ chứa trên địa bàn là 478 hồ với tổng dung tích trên 1,63 tỷ m3. Đặc biệt, có tiềm năng nước dưới đất khoảng gần 7 triệu m3/ngày.

Bên cạnh đó, Hà Tĩnh cũng hết sức quan tâm việc xả nước thải vào nguồn nước. Được biết, từ năm 2013 đến nay, Sở TN&MT Hà Tĩnh đã cấp 210 giấy phép xả nước thải, trong đó 131 giấy phép còn hiệu lực và 79 giấy phép hết hiệu lực.

Theo ý kiến của đại diện của Sở TN&MT Hà Tĩnh, quản lý bền vững nguồn TNN là một yếu tố quan trọng cho sự phát triển đời sống kinh tế - xã hội. Bảo vệ môi trường, hạn chế những tác động xấu của BĐKH và cùng chung tay gìn giữ, tiết kiệm nguồn nước là giải pháp hiệu quả đảm bảo việc quản lý, phát triển bền vững nguồn nước hiện nay.

Ngoài ra, bảo vệ và khai thác nguồn nước một cách bền vững, cần có sự liên kết chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý để tránh sự lãng phí và thất thoát xảy ra. Muốn giải quyết bài toán nước sạch hiện nay, cần phải có quá trình nghiên cứu, phân tích, tổng hợp các vấn đề một cách kỹ lưỡng.


Nguồn TN&MT

  •  
Các tin khác

Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải Hải có diện tích rộng 12.500 ha, tọa lạc tại vùng ngoài đê số 5 và số 6 của huyện Tiền Hải. Ranh giới khu bảo tồn được xác định qua 33 điểm tọa độ.

Cần có chiến lược quản lý thị trường tín chỉ carbon đang nổi ở Việt Nam và dùng lợi nhuận có được từ hoạt động mua bán tín chỉ để thúc đẩy bền vững về môi trường...

Theo Báo cáo của Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam (VNFF), tính đến nay, tổng thu tiền dịch vụ môi trường rừng cả nước đạt hơn 4.156 tỷ đồng. Việc giải ngân nguồn tiền dịch vụ môi trường rừng cho người dân đã cơ bản hoàn thành.

Suốt 11 năm, lực lượng kiểm lâm tại Khu bảo tồn Sao la, tỉnh Thừa Thiên Huế và Quảng Nam đã bền bỉ tuần tra, thực hiện tháo gỡ bẫy dây, giúp giảm 40% số lượng bẫy, góp phần giảm các mối đe dọa đối với động vật hoang dã ở một trong những khu vực đa dạng sinh học nhất Việt Nam.