Vườn quốc gia Chư Yang Sin (Đắk Lắk) có hệ sinh thái cực kỳ phong phú, đa dạng với nhiều loài động, thực hoang dã, đặc biệt là các loài đặc hữu và quý hiếm.
Vườn quốc gia (VQG) Chư Yang Sin trải dài trên địa bàn các xã: Yang Mao, Cư Drăm, Cư Pui, Hoà Phong, Hoà Lễ, Hoà Sơn, Khuê Ngọc Điền thuộc huyện Krông Bông và các xã: Yang Tao, Bông Krang, Krông Nô, Đắk Phơi thuộc huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk với tổng diện tích 58.947 ha.
Núi Chư Yang Sin có độ cao 2.442 m, đỉnh núi Chư Yang Sin hùng vĩ được gọi là nóc nhà thứ hai của Tây Nguyên sau đỉnh núi Ngọc Linh ở tỉnh Kon Tum có hệ sinh thái cực kỳ đa dạng. Ảnh: ST
Đây là nơi có hệ sinh thái cực kỳ phong phú, đa dạng với nhiều loài động, thực hoang dã, đặc biệt là các loài đặc hữu và quý hiếm, bao gồm: 951 loài thực vật, 487 loài động vật, trong đó có rất nhiều loài động, thực vật nằm trong sách đỏ Việt Nam như: chà vá chân đen, báo hoa mai, gấu ngự , báo gấm, bò tót… hay các loại thực vật quý hiếm như cốt toái đá, bách xanh, pơ mu, du sam núi, sao cát, chò đen, giáng hương…và rất nhiều loài chim, bướm, bò sát quý hiếm.
VQG Chư Yang Sin có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ rừng đầu nguồn sông Serepôk, Mê Kông. Với 9 kiểu rừng hình thành trên nền khí hậu nhiệt đới gió mùa vừa tạo cho VQG Chư Yang Sin có hệ sinh thái đa dạng vừa là nơi điều hoà và cung cấp nguồn nước cho sản xuất nông nghiệp.
Cùng với khung cảnh thiên nhiên hoang sơ, hùng vĩ, tập trung nhiều sông suối lớn nhỏ đan xen với các dãy núi cao, thấp trùng điệp, Chư Yang Sin đang là một địa điểm du lịch sinh thái được nhiều người yêu thích.
Tùng Lâm
Nguồn Môi trường và Đô thị Việt Nam
Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải Hải có diện tích rộng 12.500 ha, tọa lạc tại vùng ngoài đê số 5 và số 6 của huyện Tiền Hải. Ranh giới khu bảo tồn được xác định qua 33 điểm tọa độ.
Cần có chiến lược quản lý thị trường tín chỉ carbon đang nổi ở Việt Nam và dùng lợi nhuận có được từ hoạt động mua bán tín chỉ để thúc đẩy bền vững về môi trường...
Theo Báo cáo của Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam (VNFF), tính đến nay, tổng thu tiền dịch vụ môi trường rừng cả nước đạt hơn 4.156 tỷ đồng. Việc giải ngân nguồn tiền dịch vụ môi trường rừng cho người dân đã cơ bản hoàn thành.
Suốt 11 năm, lực lượng kiểm lâm tại Khu bảo tồn Sao la, tỉnh Thừa Thiên Huế và Quảng Nam đã bền bỉ tuần tra, thực hiện tháo gỡ bẫy dây, giúp giảm 40% số lượng bẫy, góp phần giảm các mối đe dọa đối với động vật hoang dã ở một trong những khu vực đa dạng sinh học nhất Việt Nam.