“Nước là sự sống, nước là thực phẩm"

  • Cập nhật: Thứ hai, 16/10/2023 | 4:17:31 Chiều

 FAO nhấn mạnh việc quản lý tài nguyên nước bền vững, hiệu quả và công bằng là điều cần thiết cho tương lai của an ninh lương thực, con người và Hành tinh Xanh.


[Infographics]

Tiếp cận nguồn nước sạch là một trong số 17 Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDG) của Liên hợp quốc.

Mặc dù vậy, trên thế giới vẫn còn khoảng 2 tỷ người sử dụng nước không an toàn và 2,4 tỷ người sống ở các quốc gia căng thẳng về nước.

Cả khối lượng và chất lượng nước đều đang suy giảm nhanh chóng do việc quản lý kém, khai thác nước ngầm quá mức, ô nhiễm và biến đổi khí hậu trong hàng thập kỷ qua. Sự cạnh tranh để giành nguồn tài nguyên vô giá này ngày càng gia tăng.

Coi nước là nền tảng của lương thực, Tổ chức Lương thực Thế giới (FAO) nhấn mạnh việc quản lý tài nguyên nước bền vững, hiệu quả và công bằng là điều cần thiết cho tương lai của an ninh lương thực, con người và Hành tinh Xanh.

 

Ngày Lương thực Thế giới năm 2023 tập trung vào chủ đề "Nước là sự sống, nước là thực phẩm. Không để ai bị bỏ lại phía sau” nhằm mục đích nêu bật vai trò quan trọng của nước đối với sự sống trên Trái đất, đồng thời nâng cao nhận thức toàn cầu về tầm quan trọng của việc quản lý nước trong bối cảnh dân số tăng nhanh, phát triển kinh tế, đô thị hóa và biến đổi khí hậu đe dọa nguồn nước sẵn có.

Theo TTXVN

  •  
Các tin khác

Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải Hải có diện tích rộng 12.500 ha, tọa lạc tại vùng ngoài đê số 5 và số 6 của huyện Tiền Hải. Ranh giới khu bảo tồn được xác định qua 33 điểm tọa độ.

Cần có chiến lược quản lý thị trường tín chỉ carbon đang nổi ở Việt Nam và dùng lợi nhuận có được từ hoạt động mua bán tín chỉ để thúc đẩy bền vững về môi trường...

Theo Báo cáo của Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam (VNFF), tính đến nay, tổng thu tiền dịch vụ môi trường rừng cả nước đạt hơn 4.156 tỷ đồng. Việc giải ngân nguồn tiền dịch vụ môi trường rừng cho người dân đã cơ bản hoàn thành.

Suốt 11 năm, lực lượng kiểm lâm tại Khu bảo tồn Sao la, tỉnh Thừa Thiên Huế và Quảng Nam đã bền bỉ tuần tra, thực hiện tháo gỡ bẫy dây, giúp giảm 40% số lượng bẫy, góp phần giảm các mối đe dọa đối với động vật hoang dã ở một trong những khu vực đa dạng sinh học nhất Việt Nam.