Nỗ lực bảo vệ đa dạng sinh học tại Vườn quốc gia Xuân Sơn

  • Cập nhật: Thứ hai, 18/12/2023 | 2:12:33 Chiều

Trong những năm qua, tỉnh Phú Thọ đã thực hiện các cuộc điều tra và phát hiện nhiều loài thực vật quý hiếm tại Vườn Quốc gia Xuân Sơn, từ đó đề xuất các biện pháp bảo vệ và bảo tồn chúng.

Vườn Quốc gia Xuân Sơn nằm ở cuối dãy Hoàng Liên Sơn, không chỉ là một điểm đến hấp dẫn cho du khách với cảnh đẹp hùng vĩ của thiên nhiên, mà còn là khu vực quan trọng bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học (ĐDSH). Huyện Tân Sơn (tỉnh Phú Thọ) đang thực hiện một loạt các biện pháp nhằm bảo vệ, bảo tồn và phát triển giá trị của các hệ sinh thái và thực vật quý hiếm.


Vườn Quốc gia Xuân Sơn với những dãy núi đá hùng vĩ. Ảnh: ITN

Những nỗ lực đáng kể của Vườn Quốc gia Xuân Sơn trong việc khảo sát và đánh giá đa dạng sinh học đã mang lại những kết quả quan trọng. Trong những năm qua, các cuộc điều tra đã phát hiện nhiều loài thực vật quý hiếm, đồng thời đề xuất các biện pháp bảo vệ và bảo tồn chúng. Điều này không chỉ làm phong phú thêm danh mục thực vật của Vườn mà còn đóng góp vào danh mục thực vật của cả Việt Nam và thế giới.

Với hơn 1.300 loài thực vật bậc cao có mạch, Vườn Quốc gia Xuân Sơn đã đóng góp đáng kể vào việc lưu giữ các nguồn gen quý hiếm và mẫu chuẩn hệ sinh thái, cung cấp một kho tàng dữ liệu quý giá cho nghiên cứu khoa học và bảo tồn.

Tại huyện Tam Nông, nỗ lực bảo vệ cánh rừng lim 10 ha với trên 300 gốc lim cổ quý hiếm là một ví dụ tiêu biểu. Hạt Kiểm lâm huyện đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền và vận động người dân nâng cao ý thức trách nhiệm trong công tác quản lý và bảo vệ rừng. Đồng thời, họ chặt chẽ hợp tác với các lực lượng chức năng để kiểm soát và phòng cháy rừng, ngăn chặn mua bán, khai thác trái phép từ rừng lim cổ.

Ngoài ra, tỉnh Phú Thọ cũng đang tập trung vào việc trồng cây và rừng để bảo tồn ĐDSH. Chương trình "Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ" đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cộng đồng, giúp tăng cường nguồn gen và bảo tồn các nguồn tài nguyên thiên nhiên quý báu.


Loài tắc kè đá tại Vườn Quốc gia Xuân Sơn. Ảnh: VNP

Những chương trình, kế hoạch trên đã đen đến nhiều thành tựu nhưng tỉnh Phú Thọ luôn nhận thức rằng việc bảo vệ ĐDSH cần sự nhất quán và liên tục. Từ đó, tỉnh đã xây dựng kế hoạch bảo tồn thiên nhiên và ĐDSH giai đoạn 2021-2030, hướng đến tầm nhìn đến năm 2050, nhằm định hình chính sách phát triển kinh tế - xã hội bền vững.

Đồng thời, việc thực hiện Đề án "Tăng cường phòng, chống tội phạm về ĐDSH đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050” cũng được tỉnh Phú Thọ chú trọng với việc nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cộng đồng trong chấp hành pháp luật về bảo tồn ĐDSH và chủ động ngăn chặn các hành vi phạm pháp.

Những nỗ lực này đang góp phần bảo tồn và phát triển ĐDSH tại Vườn Quốc gia Xuân Sơn và địa bàn xung quanh một cách hiệu quả, đồng thời là một mô hình tích cực cho các vùng địa lý khác trong việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên quý báu của Việt Nam.

TÙNG LÂM
  •  
Các tin khác

Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải Hải có diện tích rộng 12.500 ha, tọa lạc tại vùng ngoài đê số 5 và số 6 của huyện Tiền Hải. Ranh giới khu bảo tồn được xác định qua 33 điểm tọa độ.

Cần có chiến lược quản lý thị trường tín chỉ carbon đang nổi ở Việt Nam và dùng lợi nhuận có được từ hoạt động mua bán tín chỉ để thúc đẩy bền vững về môi trường...

Theo Báo cáo của Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam (VNFF), tính đến nay, tổng thu tiền dịch vụ môi trường rừng cả nước đạt hơn 4.156 tỷ đồng. Việc giải ngân nguồn tiền dịch vụ môi trường rừng cho người dân đã cơ bản hoàn thành.

Suốt 11 năm, lực lượng kiểm lâm tại Khu bảo tồn Sao la, tỉnh Thừa Thiên Huế và Quảng Nam đã bền bỉ tuần tra, thực hiện tháo gỡ bẫy dây, giúp giảm 40% số lượng bẫy, góp phần giảm các mối đe dọa đối với động vật hoang dã ở một trong những khu vực đa dạng sinh học nhất Việt Nam.