Đây là hoạt động nhằm triển khai Quyết định 3028 ngày 7/1/2023 của UBND tỉnh Khánh Hòa về việc ban hành kế hoạch tổng thể phục hồi vịnh Nha Trang đến năm 2030
Sáng 9-1, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Khánh Hòa phối hợp với UBND phường Vĩnh Nguyên (TP. Nha Trang), Ban Quản lý vịnh Nha Trang, Chi nhánh ven biển Trung tâm nhiệt đới Việt – Nga tổ chức lớp tập huấn bảo vệ, bảo tồn, phục hồi san hô và rạn san hô Hòn Mun và vịnh Nha Trang; gắn kết cộng đồng trong bảo vệ và bảo tồn rạn san hô ở địa phương cho hội viên phụ nữ. Hơn 40 hội viên phụ nữ và người dân tại các đảo của phường Vĩnh Nguyên, TP. Nha Trang đã tham gia lớp tập huấn.
Đây là hoạt động nhằm triển khai Quyết định 3028 ngày 7/1/2023 của UBND tỉnh Khánh Hòa về việc ban hành kế hoạch tổng thể phục hồi vịnh Nha Trang đến năm 2030 và thực hiện dự án "Thúc đẩy đối thoại, hợp tác giữa cộng đồng và khối tư nhân trong bảo tồn rạn san hô và phát triển bảo vệ khu vực biển Hòn Mun, vịnh Nha Trang".
Các hội viên phụ nữ và người dân tham gia lớp tập huấn
Tại lớp tập huấn, người dân đã nghe các báo cáo viên thông tin những nội dung như tìm hiểu về san hô, tình trạng rạn san hô trong vịnh Nha Trang, việc khai thác san hô quá mức, các giải pháp để bảo tồn và phục hồi rạn san hô. Bên cạnh đó, là các hoạt động hỗ trợ sinh kế gắn kết cộng đồng địa phương với bảo tồn đa dạng sinh học trong dự án thí điểm khu bảo tồn biển Hòn Mun, dự án tạo sinh kế bền vững cho cộng đồng ngư dân nghèo ven vịnh từ nguồn lợi rong mơ… Lớp tập huấn nhằm tăng cường sự hợp tác giữa cộng đồng và khối tư nhân với cơ quan nhà nước trong bảo vệ môi trường, bảo tồn rạn san hô trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt Hòn Mun, vịnh Nha Trang.
NGỌC ANH
Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải Hải có diện tích rộng 12.500 ha, tọa lạc tại vùng ngoài đê số 5 và số 6 của huyện Tiền Hải. Ranh giới khu bảo tồn được xác định qua 33 điểm tọa độ.
Cần có chiến lược quản lý thị trường tín chỉ carbon đang nổi ở Việt Nam và dùng lợi nhuận có được từ hoạt động mua bán tín chỉ để thúc đẩy bền vững về môi trường...
Theo Báo cáo của Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam (VNFF), tính đến nay, tổng thu tiền dịch vụ môi trường rừng cả nước đạt hơn 4.156 tỷ đồng. Việc giải ngân nguồn tiền dịch vụ môi trường rừng cho người dân đã cơ bản hoàn thành.
Suốt 11 năm, lực lượng kiểm lâm tại Khu bảo tồn Sao la, tỉnh Thừa Thiên Huế và Quảng Nam đã bền bỉ tuần tra, thực hiện tháo gỡ bẫy dây, giúp giảm 40% số lượng bẫy, góp phần giảm các mối đe dọa đối với động vật hoang dã ở một trong những khu vực đa dạng sinh học nhất Việt Nam.