Trong nỗ lực bảo tồn loài hoang dã, ngày 7/3, Vườn Quốc gia Tràm Chim đã bất ngờ ghi nhận sự xuất hiện của 4 cá thể Sếu đầu đỏ quay trở về kiếm ăn tại đây.
Theo thông tin từ lãnh đạo Vườn Quốc gia Tràm Chim (huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp), vào ngày 7/3, trong quá trình chuẩn bị cho đợt diễn tập công tác phòng cháy, chữa cháy rừng, nhân viên của Vườn đã ghi nhận sự xuất hiện của 4 cá thể sếu đầu đỏ tại phân khu A5.
Sếu đầu đỏ, loài chim biểu tượng của vùng đất Đồng Tháp Mười. Ảnh: Sưu tầm
Thời gian chúng đáp xuống bãi ăn ước tính khoảng 30 phút, sau đó đàn sếu bay về hướng phân khu A4. Lần gần đây nhất ghi nhận sếu đầu đỏ về Vườn Quốc gia Tràm Chim vào năm 2021 và chỉ có 3 cá thể.
Để đảm bảo sự an toàn và quản lý hiệu quả, lãnh đạo vườn đã cử cán bộ chuyên môn theo dõi 24/24 giờ tại bãi ăn khu A5 và các phân khu khác, cũng như phân công lực lượng bảo vệ thường xuyên tuần tra xung quanh các tuyến đê.
Bên cạnh đó, Vườn Quốc gia Tràm Chim đã tăng cường bổ sung nguồn thức ăn phụ (lúa) cho sếu đầu đỏ và tiếp tục thực hiện các biện pháp kỹ thuật nhằm phục hồi hệ sinh thái, theo Đề án bảo tồn và phát triển sếu đầu đỏ tại vườn. Đây là một phần trong kế hoạch phục hồi và phát triển đàn sếu đầu đỏ tại Vườn Quốc gia Tràm Chim giai đoạn 2022 - 2032, với tổng kinh phí dự kiến hơn 184 tỷ đồng.
Đây được coi là một bước tiến mới trong công tác bảo tồn đa dạng sinh học tại khu vực, đồng thời góp phần quan trọng trong việc bảo tồn đàn sếu đầu đỏ của khu vực hạ lưu sông Mê Công, vốn đang đối diện với nguy cơ bị tuyệt chủng.
Sếu đầu đỏ, là một trong những loài sinh vật hiếm, có tên trong Sách Đỏ Thế giới, nay được ghi nhận tái xuất hiện tại Vườn quốc gia Tràm Chim là một sự kiện đáng chú ý trong nỗ lực bảo tồn và phát triển loài chim quý hiếm này.
ĐAN VY
Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải Hải có diện tích rộng 12.500 ha, tọa lạc tại vùng ngoài đê số 5 và số 6 của huyện Tiền Hải. Ranh giới khu bảo tồn được xác định qua 33 điểm tọa độ.
Cần có chiến lược quản lý thị trường tín chỉ carbon đang nổi ở Việt Nam và dùng lợi nhuận có được từ hoạt động mua bán tín chỉ để thúc đẩy bền vững về môi trường...
Theo Báo cáo của Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam (VNFF), tính đến nay, tổng thu tiền dịch vụ môi trường rừng cả nước đạt hơn 4.156 tỷ đồng. Việc giải ngân nguồn tiền dịch vụ môi trường rừng cho người dân đã cơ bản hoàn thành.
Suốt 11 năm, lực lượng kiểm lâm tại Khu bảo tồn Sao la, tỉnh Thừa Thiên Huế và Quảng Nam đã bền bỉ tuần tra, thực hiện tháo gỡ bẫy dây, giúp giảm 40% số lượng bẫy, góp phần giảm các mối đe dọa đối với động vật hoang dã ở một trong những khu vực đa dạng sinh học nhất Việt Nam.